Đĩa đệm đóng một vai trò quan trọng trong hệ xương khớp nên bộ phận này thường hay gặp phải các chấn thương nặng nề, điển hình là xẹp đĩa đệm – đặc trưng của căn bệnh đĩa đệm thoái hóa. Theo đó tình trạng này nếu như không được chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ diễn biến ngày một nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Vậy bệnh có chữa được không và cách chữa cụ thể như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Tìm hiểu xẹp đĩa đệm là gì?
Xẹp đĩa đệm hay còn gọi là khô đĩa đệm, một thuật ngữ sử dụng để mô tả hiện tượng các đĩa đệm xảy ra tình trạng bị mất nước hoặc nhân keo ở bên trong đã hao hụt rồi làm đĩa đệm xẹp xuống làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của toàn bộ cột sống. Thông thường, bệnh sẽ trải qua 3 giai đoạn chính gồm:
- Giai đoạn đầu: Có dấu hiệu lỏng lẻo ở đĩa đệm, đốt xương di chuyển sát lại nhưng chưa thoái hóa. Ở giai đoạn này nếu được phát hiện thì chữa trị rất đơn giản, không tốn kém thời gian và chi phí.
- Giai đoạn 2: Đốt xương bắt đầu liền lại và đĩa đệm thì xẹp. Mỏm xương có cơ hội mọc ra, các bệnh về xương khớp khác cũng dễ xuất hiện.
- Giai đoạn cuối: Đốt xương lúc này đã thành một khối làm cho cơ thể đau nhức nhiều vị trí gây ra nhiều khó khăn trong chữa trị và gần như chữa không được triệt để.

Nguyên nhân gây ra xẹp đĩa đệm
Theo đó, hiện tượng này xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, gồm cả yếu tố về ngoại sinh lẫn nội sinh. Tuy nhiên quá trình lão hóa tự nhiên đóng vai trò là nguyên nhân chính hình thành các vấn đề cho đĩa đệm xuất hiện đa số sau độ tuổi ngoài 40. Ngoài ra người trên 60 tuổi cũng hay bị khô toàn bộ hoặc khô một phần đĩa đệm.
Dù không xuất hiện phổ biến nhưng xẹp đĩa đệm cũng ảnh hưởng cả với những người trẻ tuổi nữa. Một số nguyên nhân gây ra gồm có:
- Chấn thương do tai nạn
- Tăng, giảm cân
- Thực hiện một số chuyển động lặp đi lặp lại thường xuyên như mang vác vật nặng làm cho lưng căng cứng.
- Cân nặng giảm đột ngột làm cho cơ thể và đia đệm mất nước, mất chất lỏng
Dấu hiệu nhận biết xẹp đĩa đệm
Lưng cứng và mất linh hoạt sẽ là triệu chứng điển hình nhất khi đĩa đệm bị xẹp hay bị mất chất lỏng bên trong. Lúc này người bệnh cảm thấy lưng có cảm giác kiểu ngứa ran, yếu và đau đớn. Tùy thuộc vào từng loại xẹp đĩa đệm mà người gặp phải có thể thấy tê lưng dưới hay mất đi sự linh hoạt phần lưng trên. Một vài dấu hiệu nhận biết điển hình gồm:
- Tứ chi thay đổi các phản xạ
- Đau hoặc khó chịu ở lưng
- Đau lưng hoặc cột sống, nhất là mỗi khi lưng chuyển động
- Tê, yếu, ngứa tứ chi kiểu râm ran
- Đau dây thần kinh tọa
- Ngoài ra còn có thêm một vài dấu hiệu nhận biết như hẹp cột sống, cột sống cong vẹo, đĩa đệm thoát vị, trượt đốt sống,…
Xẹp đĩa đệm có chữa được không?
Bản chất của bệnh chính là quá trình cơ thể thoái hóa một cách tự nhiên và cũng có thể xuất phát do đĩa đệm thoái hóa. Với bệnh thoái hóa đĩa đệm thì gần như không có phương pháp chữa trị triệt để, ngay khi được chẩn đoán thì bệnh nhân cần phải sống chung cùng với những triệu chứng đi kèm như xương khớp đau nhức, tứ chi tế yếu,…
Tuy nhiên với hiện tượng xẹp đĩa đệm thì bệnh nhân hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp chữa trị khác nhau để ngăn cản triệu chứng và làm chậm quá trình diễn ra thoái hóa. Đáng chú ý, có một vài trường hợp khô đĩa đệm đã được kiểm soát hiệu quả nhớ xây dựng thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học như không dùng chất kích thích, không hút thuốc lá, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, bổ sung nhiều dinh dưỡng, vitamin cùng khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra tùy thuộc vào những biểu hiện bệnh gây ra mà người bệnh cần đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán, kết hợp trao đổi cùng bác sĩ để được tư vấn biện pháp khắc phục cũng như phòng ngừa an toàn và phù hợp nhất.
Cách chữa bệnh xẹp đĩa đệm hiệu quả
Trường hợp bệnh nhân không triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ thì bác sĩ sẽ đề nghị họ cần duy trì mức cân nặng phù hợp, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và đồng thời tránh những tác nhân dễ hình thành nên hiện tượng đau lưng như vận động, mang vác vật nặng,…
Còn trường hợp người bệnh đã bị xẹp đĩa đệm nặng gây ra nhiều khó chịu và đau đớn ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống thì bác sĩ thăm khám sẽ đề nghị áp dụng một trong các biện pháp khắc phục sau đây:
Chữa trị không phẫu thuật
Những biện pháp chữa trị theo kiểu không phẫu thuật thường nhắm đến mục đích chính là kiểm soát hiệu quả cơn đau nhức cùng vật lý trị liệu phục hồi các chức năng. Một số biện pháp chữa trị xẹp đĩa đệm không phẫu thuật hay được bác sĩ khuyên chọn gồm:
- Xoa bóp, massage trị liệu: Cách này giúp giảm cơn đau do đĩa đệm bị khô và đồng thời thư giãn cho những đốt sống có liên quan.
- Vật lý trị liệu: Những bài tập theo kiểu vật lý trị liệu thường tăng cường cơ quanh cột sống để hỗ trợ giảm đau. Người bệnh cũng có thể áp dụng cả chườm lạnh hoặc chườm nóng để giảm viêm, sưng nhanh chóng.
- Thuốc Tây y: Hiện nay trên thị trường có xuất hiện một vài loại thuốc giảm đau do đĩa đệm xẹp như naproxen và ibuprofen. Nhưng nếu muốn sử dụng thì cần phải có cho phép từ bác sĩ để tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn.

- Giảm cân: Luôn luôn duy trì trọng lượng của cơ thể ở mức độ cân bằng và hợp lý sẽ góp phần giảm thiểu tối đa áp lực đè nén lên đĩa đệm cũng như ngăn ngừa hiện tượng phồng hoặc xẹp đĩa đệm bằng cách ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày.
- Tiêm ngoài màng cứng với Corticosteroid: Đây là một loại thuốc có tác dụng giảm đau, giảm sưng và kháng viêm hiệu quả. Tuy nhiên để đảm bảo được tính chính xác thì thuốc phải được tiêm dưới hướng dẫn của X-quang.
- Trị liệu thần kinh cột sống: Cách thức này có thể chữa trị hiệu quả những dấu hiệu bệnh đĩa đệm xẹp bằng việc điều chỉnh lưng nhưng phải thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn để tránh rủi ro không đáng có.
Phẫu thuật chữa trị xẹp đĩa đệm
Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng mà bác sĩ dùng tới khi bệnh diễn biến quá nặng hoặc đã điều trị bằng nhiều phương pháp không cải thiện mà bệnh còn trầm trọng hơn. Theo đó sẽ có các phương pháp phẫu thuật điển hình bao gồm:
- Thay đĩa đệm nhân tạo: Đây là thủ thuật tiến hành loại bỏ phần hư hỏng và thay thế toàn bộ đĩa đệm cũ bằng đĩa đệm nhân tạo hoàn toàn mới.
- Phẫu thuật để hợp nhất cột sống: Cũng bắt đầu bằng việc loại bỏ toàn bộ các đĩa đệm đã và đang bị tổn thương rồi sau đó tiến hành hợp nhất 2 đốt sống lại cùng nhau tạo ra sự ổn định. Tuy nhiên để có thể kết nối thì bác sĩ cần dùng đến thủ thuật ghép xương lấy từ khu vực khác trên cơ thể, được hiến tượng hoặc cố định bằng que, móc, vít vào cột sống.
Trên đây là một vài thông tin chia sẻ về căn bệnh xẹp đĩa đệm mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng bài viết đã cung cấp đến những kiến thức hữu ích nhất, đáp ứng đầy đủ mọi thắc mắc đang tìm kiếm. Bệnh nếu như không được khắc phục kịp thời sẽ dễ hình thành biến chứng xấu ảnh hưởng đến sinh hoạt. Do vậy ngay khi nhận thấy dấu hiệu thì người bệnh cần đi thăm khám ngay lập tức để được tư vấn cách khắc phục phù hợp. Chúc bạn mau khỏe!