Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng thuốc, nhiều người cũng lựa chọn vật lý trị liệu để đẩy lùi các triệu chứng của thoái hóa cột sống cổ. Vậy phương pháp này thực sự có tốt, cách thực hiện vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung ngay sau đây.
Tác dụng của tập vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ
Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị phổ biến cho người bệnh xương khớp nói chung và căn bệnh này nói riêng với nhiều tác dụng nổi bật. Cụ thể:

- Hạn chế tối đa việc lạm dụng thuốc và tránh được các nguy cơ rủi ro cũng như tác dụng phụ khi dùng thuốc giảm đau
- Một số động tác đơn giản có thể được thực hiện tại nhà, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người bệnh
- Thúc đẩy tuần hoàn máu, loại bỏ tình trạng căng cứng gây nên những cơn đau ở vùng gáy, cổ. Đồng thời, tạo điều kiện để khu vực này hoạt động linh hoạt và hạn chế các nguy cơ tái phát tình trạng thoái hóa khớp và các bệnh xương khớp ảnh hưởng đến vai, gáy.
- Tránh tác động, can thiệp ngoại khoa
Khi nào nên tập vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ
Dưới đây là một số trường hợp mà người bệnh nên tập vật lý trị liệu trong điều trị bệnh:
- Các cơn đau ở cổ kéo dài. Ngoài ra, ngay cả khi không bị bệnh, người bệnh cũng có thể thực hiện vật lý trị liệu để thư giãn và tăng sức đề kháng cho cột sống.
- Người bệnh trong thời gian sử dụng thuốc điều trị
- Sau phẫu thuật, người bệnh cũng nên thực hiện vật lý trị liệu để hạn chế tình trạng cứng khớp và giảm co thắt khi các cơ bắp ở cổ được phục hồi.
- Bên cạnh đó, những người đau vai gáy mãn tính cũng được chuyên gia khuyên nên áp dụng tập vật lý trị liệu thường xuyên
Một số phương pháp tập vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị nội khoa bao gồm các phương pháp chủ động và phương pháp trị liệu bị động thông qua nhiều tác nhân khác. Cụ thể:
Phương pháp vật lý trị liệu bị động
Đây là phương pháp được áp dụng mà không cần nỗ lực từ người bệnh giúp hạn chế những cơn đau, ngăn ngừa các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Một số phương pháp của vật lý trị liệu bị động bao gồm:
Liệu hóa áp dụng nhiệt hoặc băng (chườm nóng, lạnh):
- Liệu pháp này có thể hỗ trợ làm dịu cơ bắp, giảm thiểu các cơn đau nhức, khó chịu. Tùy vào từng tình trạng cụ thể mà người bệnh áp dụng phương pháp chườm nóng và chườm lạnh phù hợp.
Massage – Phương pháp vật lý trị liệu cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ:
- Massage được thực hiện ngay tại nhà giúp tăng cường lưu thông máu đến các đốt sống cổ, từ đó giải phóng chèn ép, loại bỏ những cơn đau.
- Để gia tăng hiệu quả, người bệnh nên sử dụng thêm các loại dầu xoa bóp với thành phần từ thiên nhiên
Vật lý trị liệu với sự hỗ trợ của các thiết bị y tế:
Đối với trường hợp, người bệnh sẽ phải thực hiện vật lý trị liệu tại các cơ sở y tế với sự hỗ trợ của các máy móc chuyên dụng:

+ Máy trị liệu vận động
+ Quang trị liệu bằng tia Laser
+ Máy tạo sóng xung kích
+ Châm cứu
+ Diện chẩn
Phương pháp trên được thực hiện sẽ giúp giảm áp lực lên các đốt sống cổ và cải thiện tình trạng bị chèn ép của hệ thống thần kinh. Ngoài ra, các kỹ thuật này cũng hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm như dính khớp, giúp đốt sống cổ trở nên linh hoạt.
>>> Xem thêm: Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ có hiệu quả không? Một số lưu ý khi chữa trị
Vật lý trị liệu chủ động chữa thoái hóa đốt sống cổ
Phương pháp này được thực hiện thông qua các bài tập, vận động cơ thể để cải thiện sức mạnh và sự linh hoạt ở cổ, giảm đau, duy trì các tư thế tốt, hạn chế các áp lực lên đốt sống cổ, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh xương khớp khác.
Một số động tác vật lý trị liệu chủ động mà người bệnh có thể áp dụng bao gồm:
Tư thế ngả đầu ra sau:
- Người bệnh chuẩn bị ở tư thế ngồi, giữ cột sống, cổ thẳng, cằm song song với sàn nhà
- Ngả đầu ra phía sau, giữ yên trong 15 giây
- Lặp lại động tác 3 lần để cổ được thư giãn
Bài tập vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ bằng động tác vận động cổ:
- Chuẩn bị ở tư thế ngồi, giữ lưng và cổ thẳng
- Cúi cằm về phía ngực, đầu hơi nghiêng về bên phải, giữ nguyên tư thế này trong 15 giây
- Sau đó từ từ trở về vị trí ban đầu
- Thực hiện tương tự với bên còn lại
- Mỗi bên thực hiện 3 lần vùng cổ sẽ cảm thấy thoải mái, nhờ đó những cơn đau cũng dần biến mất
Bài tập điều chỉnh tư thế:
- Người bệnh đứng thẳng người, hai tay thả lỏng xuôi theo thân người
- Co vai lại và siết chặt bả vai về phía sau kết hợp nén vai xuống sàn nhà, để trong khoảng từ 5 – 10 giây
- Từ từ quay trở lại vị trí ban đầu
- Thực hiện động tác này 3 lần
Bài tập vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ nhún vai:
- Người bệnh ngồi trên sàn nhà
- Nâng vai phải lên và xoay vai thành vòng tròn hướng xuống sàn nhà
- Lặp lại tương tự cho bên vai trái
- Mỗi bên thực hiện 10 lần
Một số lưu ý khi tập vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ
- Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu đúng theo chỉ định từ bác sĩ chuyên môn
- Luyện tập với cường độ vừa phải, thực hiện một cách chậm rãi để hạn chế những tổn thương ngược lên hệ thống xương khớp
- Trong quá trình luyện tập nếu nhận thấy các triệu chứng không được cải thiện hoặc có dấu hiệu gia tăng, người bệnh cần liên hệ ngay bác sĩ chuyên môn để có phương pháp xử lý kịp thời
- Xây dựng và thực hiện chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để đạt hiệu quả tốt nhất, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích, thuốc lá vì có thể khiến tình trạng bệnh của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về tập vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ. Mặc dù mang lại nhiều tác dụng nổi bật, nhưng người bệnh không nên lạm dụng. Tốt nhất, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thực hiện bởi các bác sĩ, kỹ thuật viên có chuyên môn.