Thói quen sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bệnh lý thoát vị. Thực hiện những thói quen tích cực có thể hỗ trợ giảm đau và điều trị bệnh hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm và tư thế nằm ngủ tốt nhất.
Tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm
Tư thế nằm sai có thể khiến phần nhân nhầy đĩa đệm chèn ép vào hệ thống cơ, dây thần kinh dẫn đến những cơn đau, tê bì khó chịu. Bên cạnh đó, việc nằm sai trong thời gian dài có thể khiến cột sống cong vẹo. Các chuyên gia khuyên rằng để hỗ trợ bệnh thoát vị đĩa đệm tốt nhất, người bệnh nên nằm theo những tư thế sau:
Nằm ngửa và đặt gối dưới đầu gối
Người bị thoát vị đĩa đệm khi nằm ngửa, phần lưng thường cong lên. Tư thế này tạo áp lực lớn cho hệ thống xương sống. Chính vì vậy, khi ngủ bạn nên kê một chiếc gối có độ dày vừa phải bên dưới đầu gối. Điều này sẽ giúp giảm áp lực dưới lưng và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, tư thế nằm này cũng hỗ trợ rất tốt cho những cơ quan nội tạng khác trong khi ngủ.
Ngủ nghiêng theo tư thế bào thai

Bác sĩ khuyên rằng việc ngủ theo tư thế bào thai có thể giúp đĩa đệm giảm nhẹ được áp lực từ đó cải thiện các triệu chứng của bệnh hiệu quả. Để thực hiện tư thế bào thai khi nằm bạn sẽ quay người sang một bên, co đầu gối lên gần đến ngực và cong người theo hướng di chuyển của đầu gối. Trong khi ngủ, bạn có thể đổi bên liên tục để tránh mỏi và tê bì.
Tư thế này giúp mở rộng khoảng cách giữa các đĩa đệm, giảm áp lực và ma sát. Bên cạnh đó, ngủ theo tư thế bào thai sẽ giúp đĩa đệm có khoảng thời gian phục hồi tự nhiên một cách hiệu quả hơn.
Ngủ nghiêng và đặt gối giữa hai chân
Các chuyên gia không khuyến khích người bệnh thoát vị đĩa đệm nằm ngửa trong thời gian dài vì chúng tạo áp lực cho hệ thống xương sống. Do đó, người bệnh nên thỉnh thoảng thay đổi sang tư thế nằm nghiêng một bên.
Ngủ nghiêng và đặt gối giữa 2 chân, giữ cho hông, xương chậu và cột sống thẳng hàng. Tư thế này giúp bạn giảm đau nhức, tê bì ở vùng hông, cải thiện tình trạng đau lưng hiệu quả. Để thực hiện tư thế nằm nghiêng, người bệnh lăn người qua một bên và đặt một chiếc gối kẹp giữa 2 chân.
Nằm ngửa khi ngủ ở tư thế ngả lưng cho người bệnh thoát vị đĩa đệm
Đối với tư thế ngả lưng, người bệnh nên thực hiện với những giấc ngủ ngắn chứ không nên áp dụng cho giấc ngủ dài vào buổi tối. Tư thế ngả lưng có thể tạo nên khoảng cách giữa phần đùi và thân làm giảm thiểu áp lực lên cột sống hiệu quả.
Để tư thế này mang lại cảm giác thoải mái nhất, người bệnh nên sử dụng một chiếc gối kê giữa lưng để làm đầy phần khoảng trống giữa giường và cơ thể. Ngoài ra, đối với tư thế này, người bệnh nên hạn chế chuyển động vì có thể tạo thành tư thế xấu khác gây mất cân bằng cột sống.
Tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm
Điều chỉnh tư thế ngồi đúng
Những người có thói quen ngồi xấu, ngồi sai tư thế có thể khiến phần đĩa đệm chịu áp lực gây nên phồng đĩa đệm, trào nhân nhầy đĩa đệm. Để thực hiện thói quen ngồi tư thế đúng, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Giữ phần lưng luôn thẳng, không cong vẹo. Lưng luôn tựa vào mặt sau của ghế để giảm áp lực cho cột sống khi ngồi.
- Giữ cho phần đầu gối luôn ở ngang hông, không nên bắt chéo chân. Thực hiện điều này sẽ giúp cho phần hông hạn chế căng cứng, khó chịu nếu ngồi trong thời gian dài.

- Khi làm việc với máy tính, bạn nên chú ý giữ khuỷu tay ngang với bàn để giảm thiểu áp lực tốt nhất.
- Một số người có xu hướng trượt người về phía trước khi làm việc. Do đó, sau khoảng 30 phút làm việc, bạn nên chú ý đến tư thế của mình và sửa lại cho đúng.
Nâng cao chân phù hợp
Tư thế ngồi cho người bệnh thoát vị đĩa đệm thì chân phù hợp nhất là giữ cho chân được chạm đất khi ngồi. Tuy nhiên, nhiều người lại có thói quen bắt chéo chân hoặc điều chỉnh ghế cao hơn và để chân lơ lửng giữa không trung. Duy trì tư thế này trong thời gian sẽ khiến phần thắt lưng của bạn bị căng cứng.
Hỗ trợ lưng phù hợp
Đối với người thường xuyên phải ngồi làm việc, bạn nên sử dụng một chiếc đệm thắt lưng để hỗ trợ. Điều này có thể giúp bạn ngồi thoải mái trong thời gian dài mà không có cảm giác tê bì, đau nhức.
Thư giãn thường xuyên
Việc ngồi làm việc quá lâu trên ghế không chỉ ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm mà còn khiến khí huyết không lưu thông, dẫn đến tê bì tay chân khó chịu. Do đó, sau khoảng 30 phút làm việc, bạn nên rời khỏi vị trí ngồi và thực hiện các động tác khởi động nhẹ nhàng.
Những tư thế cần tránh đối với người bị thoát vị đĩa đệm
Để cải thiện bệnh lý thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần tránh những tư thế xấu kể đến như:
- Khi đi bộ bước chân quá dài có thể khiến phần đĩa đệm bị kéo căng và chịu áp lực. Điều này sẽ khiến người bệnh chịu những cơn đau âm ỉ kéo dài.
- Tư thế ngồi làm việc xấu như ngồi khom lưng, ngồi đưa mông về phía trước,… sẽ gây những tác động trực tiếp đến hệ thống xương khớp, ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh.
- Mang vác các đồ vật sai cách gây cong vẹo cột sống, giãn cột sống,… khiến người bệnh phải chịu những cơn đau dữ dội bất chợt.
- Không nên nằm quá lâu với một tư thế nào đó. Việc duy trì tư thế một bên khiến khí huyết không được lưu thông đều đặn, một phần đĩa đệm phải chịu áp lực. Do đó, người bệnh nên tập thói quen điều chỉnh tư thế khi ngủ.
Trên đây là những thông tin về tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm và tư thế nằm ngủ tốt nhất. Việc thực hiện những tư thế tích cực trong thói quen sinh hoạt hàng ngày không chỉ giúp hỗ trợ bệnh lý thoát vị mà còn góp phần nâng cao sức khỏe toàn diện của người bệnh.