Điều trị gai cột sống bằng xương rồng đã được chứng minh có hiệu quả giảm đau, hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Phương pháp có thể thực hiện tại nhà, độ an toàn cao. Tìm hiểu về tác dụng cụ thể và cách chữa của phương pháp này trong bài viết dưới đây.
Trị gai cột sống bằng xương rồng
Gai cột sống là bệnh lý xương khớp mãn tính có dấu hiệu điển hình là sự xuất hiện của phần gai xương trên thân đốt sống và đĩa sụn. Gai xương hình thành chèn ép trực tiếp lên mô mềm, dây thần kinh, tủy sống gây ra tình trạng đau nhức khó chịu cho người bệnh.
Điều trị gai cột sống bằng xương rồng là phương pháp được sử dụng phổ biến bên cạnh các cách chữa bằng thuốc hay vật lý trị liệu. Mẹo chữa dân gian cho thấy nhiều hiệu quả tích cực trên triệu chứng.
Tài liệu Y học cổ truyền cho biết, xương rồng là thảo dược có tính hàn, hơi độc và có vị đắng. Mỗi bộ phận khác nhau sẽ có hiệu quả khác nhau. Cụ thể:
- Thân cây có hiệu quả chống viêm, giảm đau
- Lá có hiệu quả thanh nhiệt giải độc
- Nhựa cây chống ngứa, tả hạ.

Thân cây xương rồng được nhận định có hiệu quả trong điều trị bệnh gai cột sống. Y học hiện đại tìm thấy các thành phần sau trong thân cây xương rồng:
- Flavonoids
- Axit Citric
- Fumaric
- Taraxerol
- B-amyrin
Các thành phần dược tính trên có hiệu quả tốt trong việc kiểm soát cơn đau, kháng viêm, giãn cơ. Đặc biệt, chúng có tác dụng oxy hóa mạnh mẽ, kiểm soát sự phát triển của gai xương hiệu quả. Nhờ vậy, tình trạng chèn ép lên mô mềm và rễ thần kinh được kiểm soát hiệu quả.
Xương rồng có khả năng kiểm soát triệu chứng của gai cột sống nhưng không phải loại xương rồng nào cũng có thể áp dụng điều trị. Đây là loại cây mọc hoang dại khắp nơi với khoảng 1800 loài có nhiều hình thái và màu sắc khác nhau. Để điều trị gai xương cột sống, người bệnh chỉ nên sử dụng 2 loại sau:
- Xương rồng 3 chia: Tên gọi khác là xương rồng ba cạnh. Quả có màu xanh, thân cây mọng nước. Cây cao từ 1-3m.
- Xương rồng bẹ: Tên gọi khác là xương rồng tai thỏ. Thân cây bao phủ gai, quả có màu xanh, khi chín sẽ chuyển màu đỏ hồng.
Thông thường, điều trị gai cột sống bằng cây xương rồng sẽ được áp dụng theo các cách sau đây:
Bài thuốc đắp cây xương rồng giảm đau
Thực hiện theo bài thuốc đắp cây xương rồng theo chỉ dẫn cụ thể như sau:
- Chuẩn bị 2 nhánh xương rồng bẹ, 100g muối hạt
- Loại bỏ sạch gai trên thân xương rồng
- Rửa sạch lại với nước, sau đó để ráo nước
- Thái xương rồng thành từng khúc, sau đó cho cối giã nát
- Cho vào chảo sao nóng với muối hạt
- Đổ hỗn hợp ra khăn mỏng, sạch
- Đắp trực tiếp lên vùng cột sống bị tổn thương
- Duy trì thực hiện trong khoảng 15 đến 20 phút/lần, mỗi ngày thực hiện một lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nếu không sao nóng, bạn có thể bỏ xương rồng lên bếp than nướng sau đó cuộn trong lớp vải để chườm lên vùng cột sống bị đau. Thời gian và số lần thực hiện tương tự như cách bạn sao nóng.
>>> Xem thêm: Rau dền gai chữa bệnh gai cột sống được không? – Hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ
Uống nước ép xương rồng chữa gai cột sống

Ngoài đắp xương rồng chữa bệnh, bạn cũng có thể uống nước ép xương rồng điều trị bệnh. Thực hiện theo chỉ dẫn cụ thể như sau:
- Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm 5 nhánh xương rồng bẹ, chọn nhánh còn non, mọng nước
- Loại bỏ toàn bộ phần gai trên thân
- Cho vào nước muối loãng ngâm trong 10 phút
- Cắt thành từng khúc, sau đó bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn
- Vắt lấy nước cốt, bỏ bã
- Pha thêm chút đường hoặc muối để dễ uống hơn
- Mỗi ngày thực hiện uống từ 15 đến 20ml nước ép xương rồng để đảm bảo hiệu quả
- Cho phần nước ép còn lại vào tủ mát để bảo quản dùng trong 1-2 ngày tiếp theo. Không nên để quá lâu để tránh ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Kết hợp lá lốt và xương rồng chữa gai cột sống
Ngoài dùng độc vị, bạn có thể kết hợp chữa bệnh bằng xương rồng kết hợp với lá lốt. Cụ thể, lá lốt là thảo dược có hiệu quả tốt trong việc làm ấm xương khớp, kiện gân cốt, trừ phong hàn. Thực hiện cách chữa nào theo hướng dẫn cụ thể như sau:
- Chuẩn bị 2 bẹ xương rồng, 200g lá lốt, 1 thìa muối hạt
- Loại bỏ sạch gai xương rồng và ngâm trong nước muối loãng khoảng 20 phút để bớt nhựa
- Cho lá lốt vào rửa sạch và để ráo nước
- Cho xương rồng và lá lốt vào cối giã nát
- Đổ hỗn hợp ra miếng vải sạch, sau đó chườm trực tiếp lên vị trí đang bị đau nhức
- Chườm trong khoảng 20 phút bạn có thể bỏ ra, rửa sạch vị trí vừa đắp bằng nước ấm
- Duy trì thực hiện hàng ngày để đảm bảo hiệu quả
Ngoài các cách chữa trên, người bệnh có thể thực hiện kết hợp xương rồng với ngải cứu gừng tươi, cám gạo, giấm táo hoặc chế biến thành món ăn để chữa bệnh.
Lưu ý khi dùng cây xương rồng trị gai cột sống
Điều trị gai cột sống bằng xương rồng chỉ có hiệu quả tốt trong các trường hợp bệnh nhẹ. Khi bệnh đã trở nặng, bạn cần tìm giải pháp điều trị hiệu quả hơn. Thêm vào đó, cách chữa dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế thuốc điều trị. Một số lưu ý đặc biệt khác trong quá trình điều trị bằng xương rồng là:
- Xương rồng có độc tính ở phần mủ. Người bệnh cần loại bỏ mủ bằng cách ngâm muối hoặc rửa lại nhiều lần trước khi sử dụng.
- Không được lạm dụng xương rồng, đặc biệt là dùng theo đường uống do dễ gây kích ứng niêm mạc miệng, tiêu chảy
- Tác dụng của cách chữa tương đối chậm, người bệnh cần kiên trì sử dụng để đạt được hiệu quả tốt
- Kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để đẩy lùi bệnh nhanh chóng
Bài viết đã chia sẻ những thông tin bổ ích liên quan đến vấn đề điều trị gai cột sống bằng xương rồng. Bạn đọc hãy tham khảo và áp dụng cách chữa phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất đến tình trạng sức khỏe của bản thân. Ngoài ra, hãy lắng nghe khuyến cáo từ phía bác sĩ, thực hiện thăm khám thường xuyên để biết tình trạng bệnh lý cụ thể của bản thân.