Ngày nay, thoát vị đĩa đệm đã trở thành một trong những căn bệnh về xương khớp phổ biến nhất. Bệnh lý này gây ra không ít cản trở trong cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tâm lý về lâu dài. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị bệnh ra sao? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong nội dung dưới đây của bài viết.
Tìm hiểu thoát vị đĩa đệm là gì?

Cột sống được biết đến là một trong những bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ xương khớp của con người. Theo giải phẫu học, cột sống có tổng cộng 23 đĩa đệm, kéo dài từ cổ đến thắt lưng. Các đĩa đệm nằm xen giữa các đốt sống, được cấu tạo bởi các mâm sụn, nhân nhầy và dây chằng bao quanh. Đĩa đệm có chức năng như một chiếc đệm lót giúp các đốt sống hoạt động nhịp nhàng, phân tán lực và tránh những tổn thương khi chịu áp lực lớn.
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xảy ra khi phần nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra bên ngoài, gây chèn ép lên các đốt sống và dây thần kinh. Hiện tượng thoát vị là kết quả của những tổn thương lâu ngày do yếu tố khách quan hoặc chủ quan. Căn bệnh này gây ra những cơn đau nhức dai dẳng đối với người mắc phải. Thoát vị có thể xảy ra ở vùng đĩa đệm đốt sống cổ hoặc đĩa đệm cột sống thắt lưng. Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tại Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng, không phân biệt độ tuổi hay giới tính.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Bệnh có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn tới căn bệnh này.
Do yếu tố tuổi tác
Tuổi tác càng cao thì hoạt động chức năng của xương khớp càng suy yếu hơn. Sau quá trình hoạt động lâu dài, đĩa đệm cột sống có xu hướng bị bào mòn, nhân nhầy thoát ra chèn ép lên dây thần kinh cột sống. Sự lão hóa xương khớp này diễn ra như một trong những điều tất yếu đối với hầu hết những người ở độ tuổi trung niên về già.
Do thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì cũng có thể là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm. Đối với những người mắc bệnh béo phì, trọng lượng cơ thể lớn khiến vùng cột sống phải chịu áp lực lớn. Với áp lực lớn này, nhân nhầy đĩa đệm có thể bị chệch ra vị trí bên ngoài, gây ra bệnh. Hơn nữa, việc tiêu thụ quá nhiều chất béo cũng có thể dễ gây viêm nhiễm xương khớp và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Vận động sai tư thế
Đối với những người thường xuyên mang vác nặng, làm việc quá sức, cột sống rất dễ bị tổn thương. Ngồi gù lưng, tư thế ngồi sai cách, nằm lệch… đều là những hoạt động tiêu cực có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới thắt lưng cột sống, làm gia tăng nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm.
Ít vận động
Không chỉ vận động sai tư thế, mang vác nặng gây thoát vị mà người ít vận động cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh nặng. Việc vận động quá ít lâu ngày có thể kiến các đĩa đệm bị xơ hóa, từ đó gây rách đĩa đệm làm nhân nhầy thoát ra ngoài.
Do quá trình mang thai
Quá trình mang thai là thời điểm cột sống thắt lưng của phụ nữ chịu áp lực nặng nề nhất. Việc mang thai cũng được coi là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra thoát vị đĩa đệm ở giới nữ. Trong quá trình mang thai, thai nhi sẽ lớn dần lên khiến hoạt động khó khăn hơn, đồng thời cũng ảnh hưởng đến hoạt động của xương khớp, đặc biệt là đĩa đệm cột sống.
Do chấn thương
Một số bệnh nhân bị thoát vị do hậu quả của những chấn thương đã xảy ra trước đó. Những chấn thương này hầu hết đến do sự tác động ngoại lực, khiến đĩa đệm bị tổn thương, gây rách đĩa đệm làm nhân nhầy thoát ra bên ngoài. Một số chấn thương dễ gây tổn thương cột sống như: tai nạn giao thông, ngã trên cao xuống, tai nạn nghề nghiệp, tai nạn trong vận động thể thao…
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Các triệu chứng của bệnh sẽ tăng dần theo thời gian. Người bệnh có thể nhận biết và phát hiện bệnh bằng một số dấu hiệu cụ thể dưới đây.
- Đau cột sống: Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh là dấu hiệu đau nhức cột sống. Người bệnh có thể bị đau ở vùng thắt lưng cột sống, vai gáy, cổ… Các cơn đau này trước tiên âm ỉ rồi dần dần dữ dội hơn, lan rộng ra cả vùng tay chân. Sau mỗi lần vận động, mang vác nặng, sau khi ngủ dậy người bệnh sẽ thấy cơn đau đến đột ngột và kéo dài nhiều ngày sau đó.
- Tê bì chân tay: Tê bì chân tay là hệ quả của việc dây thần kinh bị chèn ép do nhân nhầy thoát vị ra bên ngoài đĩa đệm cột sống. Nhiều người thậm chí mất cảm giác khi cầm nắm, sờ các đồ vật. Bên cạnh hiện tượng tê bì, người bệnh có thể xuất hiện cảm giác ngứa râm ran ở các vùng bị ảnh hưởng.

- Khó khăn khi cử động, yếu cơ: Cơ bắp có xu hướng yếu dần, thậm chí teo lại nếu dây thần kinh tại các vùng đó bị chèn ép. Người bệnh trong trạng thái mỏi mệt, cạn kiệt sức lực, khó khăn khi vận động di chuyển. Khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân gần như hạn chế trong việc mang vác vật nặng, khó khăn khi thực hiện các động tác quay gập, cúi người.
- Rối loạn tiểu tiện: Thoát vị đĩa đệm lâu ngày có thể dẫn tới rối loạn tiểu tiện. Cụ thể, người mắc bệnh có xu hướng bí tiểu, có kiểm soát việc tiểu tiện. Nguyên nhân là bởi nhân nhầy đĩa đệm chèn ép lên các dây thần kinh gây rối loạn cơ vòng, làm mất cảm giác đối với bệnh nhân.
Phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Để có thể phát hiện bệnh chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh cần trải qua quá trình chẩn đoán bệnh từ các chuyên gia y tế. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán thường được sử dụng hiện nay.
Chụp X – quang
Chụp X – quang là phương pháp đầu tiên thường được áp dụng để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm qua hình ảnh. Bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp ở nhiều tư thế khác nhau để các bác sĩ có thể quan sát và chẩn đoán sự tổn thương, cong vênh của đĩa đệm cột sống. Phương pháp này nhìn chung chỉ có thể quan sát một cách gián tiếp, khó có thể quan sát cắt lớp cụ thể hình ảnh của các đĩa đệm sâu bên trong.
Chụp cắt lớp vi tính
Chụp cắt lớp vi tính được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có xuất hiện dấu hiệu của bệnh thoái hóa. So với chụp X – quang, chụp cắt lớp vi tính cho ra những hình ảnh rõ nét hơn. Các chuyên gia có thể dựa vào hình ảnh này để đánh giá cấu trúc, các chi tiết ở cột sống đĩa đệm bị tổn thương.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Chụp cộng hưởng từ được coi là một trong những phương pháp tân tiến hiện đại nhất trong chẩn đoán các bệnh lý về xương khớp hiện nay. Phương pháp này được thực hiện với hình ảnh 3 chiều sắc nét. Chụp cộng hưởng từ (MRI) cho phép hiển thị các hình ảnh từ sâu bên trong, từ ống tủy, địa đệm, đa chiều của đĩa đệm cột sống… Hơn nữa so với phương pháp chụp X – quang, cộng hưởng từ (MRI) có tính an toàn cao hơn hẳn.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?
Ngày nay, số lượng bệnh nhân mắc bệnh ngày càng tăng nhanh, nỗi lo về việc chữa trị căn bệnh này cũng càng nhiều. Bệnh có xu hướng tiến triển trong âm thầm, cho đến thời điểm phát hiện ra, hầu hết bệnh nhân đều phải đối mặt với những ảnh hưởng lớn tới cả sức khỏe thể chất và tâm lý của căn bệnh này.
Trên thực tế, hiện nay chưa có một nghiên cứu hay phương thuốc cụ thể nào có thể chữa trị khỏi triệt để căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của y học hiện đại, có rất nhiều biện pháp được đưa ra nhằm điều trị, phục hồi và kiểm soát phần nào căn bệnh nguy hiểm này. Nếu được thăm khám kịp thời và áp dụng đúng tiến trình chữa trị được chỉ định, người bệnh sẽ có cơ hội hồi phục đáng kể so với tình trạng mắc phải.
Hiệu quả của việc điều trị bệnh ở mức độ nào cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: thể trạng sức khỏe của người bệnh, mức độ tiến triển của bệnh, mức độ đáp ứng điều trị của bệnh nhân, sự kiên trì, ý thức chủ động cải thiện sức khỏe của người bệnh… Tốt nhất khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu đau nhức cột sống dù là nhỏ nhất, người bệnh cần chủ động thăm khám, theo dõi và tiến hành điều trị kịp thời. Phát hiện thoát vị đĩa đệm càng sớm thì việc điều trị càng thuận lợi, tỷ lệ hồi phục càng cao.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Điều trị bệnh tại nhà là phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay. Mục đích của phương pháp chữa trị tại nhà là kiểm soát và cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra. Dưới đây là một số cách chữa bệnh tại nhà người bệnh có thể tham khảo.
Các bài thuốc Nam dân gian
Các bài thuốc Nam dân gian có nguồn gốc từ thiên nhiên, ít đem đến tác dụng phụ, an toàn và tiết kiệm cho người bệnh. Với phương pháp này, người mắc thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể chữa trị tại nhà với các bước hết sức nhanh gọn.
- Bài thuốc từ lá lốt: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong lá lốt có chữa thành phần tinh dầu với khả năng kháng khuẩn, thêm vào đó là các hoạt chất piperin và piperonyl có tác dụng như một loại thuốc kháng sinh giảm đau. Lá lốt cũng là loại thảo dược được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh về xương khớp.
- Bài thuốc từ cây cỏ xước: Loài cây mọc dân dã này có công dụng rất rốt trong điều trị các bệnh về xương khớp như phong tê thấp, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm… Hoạt chất achyranthes có trong loại thảo dược này có khả năng tăng cường lưu thông khí huyết, từ đó giúp nhanh chóng phục hồi tổn thương, duy trì hoạt động dẻo dai của xương khớp.
- Bài thuốc từ lá ngải cứu: Lá ngải cứu cũng là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong Đông y với tác dụng giảm các cơn đau nhức xương khớp hữu hiệu. Bài thuốc từ ngải cứu có thể kết hợp cùng một số nguyên liệu khác như: giấm gạo, rượu trắng, muối, mật ong, vỏ bưởi, vỏ chanh…
Thuốc Đông y – An Nam Cốt
Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc Nam có nguồn gốc từ dân gian, người bệnh có thể tìm đến các sản phẩm thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm hữu hiệu. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm thuốc Đông y đa dạng, một trong số những sản phẩm được tin dùng nhiều nhất không thể không kể đến An Nam Cốt.
An Nam Cốt là sản phẩm được nghiên cứu bởi Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường. Đây là bài thuốc được điều chế dựa trên “Độc hoạt tang ký sinh” và “Quyên tý thang” nổi tiếng là hai bài thuốc cổ có tác dụng tốt với xương khớp thần kỳ. Thuốc An Nam Cốt hiện nay được sản xuất dưới hai hình thuốc là thuốc dạng uống và thuốc dạng cao dán.

Thuốc đóng gói được điều chế từ thành phần Dây Đau Xương, Bí Kỳ Nam, Trư Lũng Thảo,Thiên Niên Kiện… Cao dán lại bao gồm Địa Liền, Quế Chi, Đại Hồi… Đây đều là những thành phần có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, tiêu trừ đau nhức.
Cho đến nay, An Nam Cốt đã được Sở Y Tế công nhận là sản phẩm đạt chuẩn chất lượng và được phân phối tại nhiều nơi trên cả nước. Một liệu trình điều trị An Cốt Nam bao gồm cả thuốc dạng uống và dạng cao dán, có giá là 1.200.000 đồng. Khi mua cả liệu trình, người bệnh sẽ được hướng dẫn kèm bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện đau nhức cột sống, tăng cường sự dẻo dai của xương khớp, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Người bệnh nên lưu ý tìm mua tại những cơ sở uy tín được phân phối thuốc chính hãng, hoặc có thể liên hệ trực tiếp tại cơ sở sản xuất để mua được An Nam Cốt chất lượng.
Bài viết trên đây đã giải đáp cho độc giả những băn khoăn về căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Để chữa trị hiệu quả bệnh lý về xương khớp này, người bệnh cần phối kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Trong trường hợp tình trạng đau nhức kéo dài, gây ảnh hưởng đến chất lượng lao động và cuộc sống, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.