Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là một trong những dấu hiệu thường thấy ở người mắc phải bệnh lý này. Bệnh gây tê chân có nguy hiểm không? Làm sao để giảm tê chân khi bị bệnh? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất.
Thoát vị đĩa đệm gây tê chân, teo chân do nguyên nhân gì?

Đây là tình trạng bao xơ đĩa đệm bị rách khiến phần nhân bên trong bị đẩy ra ngoài. Phần nhân này gây chèn ép vào các mô, dây thần kinh xung quanh khiến người bệnh có cảm giác đau đớn, khó chịu. Cơn đau thường xảy ra ở vùng lưng, cột sống âm ỉ kéo dài. Đôi khi cơn đau có thể dữ dội nếu như người bệnh vận động mạnh. Những cơn đau kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng tê bì tay chân thậm chí là teo chân nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm tê chân và teo chân là do người bệnh phải mang vác, vận động sai tư thế,…. Điều này khiến cho phần nhân nhầy bị đẩy ra ngoài nhanh chóng. Người bệnh sẽ cảm thấy tê chân khi phần nhân này chèn ép vào dây thần kinh lâu ngày khiến tín hiệu truyền từ não bộ và máu không được đưa đến đều đặn cho chân. Bên cạnh đó, dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ cho phần dưới chân trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng teo chân.
Thoát vị đĩa đệm gây teo chân, tê chân phải làm sao?
Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh gây teo chân, tê chân. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị thích hợp, vận dụng các phương pháp khác nhau để đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tây
Thuốc giảm đau, kháng viêm: paracetamol, diclofenac, meloxicam,…
Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ được chỉ định trong trường hợp các cơ cạnh cột sống bị tê cứng, không vận động được. Các thuốc giãn cơ kể đến bao gồm: mydocalm, myonal,…
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc Nam
Dùng lá ngải cứu
Bạn chuẩn bị 100g lá ngải cứu, nên chọn những lá già, rửa sạch rồi để ráo nước. Tiếp theo, bắc lá ngải cứu lên sao vàng. Bạn rải đều ngải cứu trên giường rồi đậy lại bằng miếng vải mỏng và đặt lưng nằm lên trên. Duy trì tư thế nằm thoải mái trong khoảng từ 30 – 60 phút để các tinh chất trong cây ngải cứu thấm vào cơ thể. Bên cạnh đó, sức nóng từ lá ngải cứu cũng giúp bạn cảm thấy dễ chịu, giảm cơn đau nhanh chóng. Duy trì phương pháp này mỗi ngày 1 lần cho đến khi bệnh lý thuyên giảm.
Dùng lá mướp hương
Chuẩn bị khoảng 5 – 7 lá mướp xương già đem rửa sạch rồi giã nát với một chút muối. Tiếp theo, bạn vắt bớt nước từ lá mướp hương và đắp bã lá lên phần bị thoát vị đĩa đệm. Giữ yên trong khoảng 30 phút để dược chất trong lá mướp thấm vào cơ thể. Duy trì phương pháp này mỗi ngày 1 lần để đem lại hiệu quả rõ rệt nhất.
Sử dụng cây xương rồng
Xương rồng chọn cây già, loại bỏ hết gai, rửa sạch, đập nát với một ít muối hạt. Tiếp theo, đặt miếng xương rồng trên bếp than cho đến khi xương rồng mềm và nóng lên. Cuối cùng, bạn đặt xương rồng vào một miếng vải mỏng và đắp vào phần lưng bị bệnh trong khoảng 30 phút.
Vật lý trị liệu và bài tập
Châm cứu:
Châm cứu là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm gây tê, teo chân nhanh, an toàn được áp dụng phổ biến hàng đầu hiện nay. Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng các kim nhỏ để châm vào những huyệt đạo nhằm kích thích hệ thần kinh, cơ, giảm cơn đau nhanh chóng.
Các nghiên cứu cho biết, các kim châm có thể kích thích cơ thể sản sinh steroid tự nhiên ở vùng cột sống. Steroid có tác dụng giảm đau, kháng viêm, thúc đẩy quá trình sửa chữa các tổn thương trên cột sống.
Ngoài ra, châm cứu còn giúp lưu thông khí huyết, giải phóng dây thần kinh khỏi chèn ép, hỗ trợ phục hồi,…
Xoa bóp bấm huyệt
Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm gây tê chân được thực hiện bằng cách sử dụng lực của những ngón tay tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể. Phương pháp này có tác dụng trong việc tăng quá trình lưu thông khí huyết, ngăn tích tụ máu, giảm chèn ép dây thần kinh. Từ đó, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau thuyên giảm, dễ chịu hơn rất nhiều.
Tùy vào tình trạng bệnh lý của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị xoa bóp bấm huyệt khác nhau.
Sử dụng thuốc Đông y
Ngoài sử dụng thuốc Tây y, nhiều người bệnh vẫn có thể kết hợp dùng thuốc Đông y trong điều trị bệnh. Thuốc Đông y có ưu điểm là an toàn, cải thiện bệnh lý hiệu quả, không gây tác dụng phụ và góp phần nâng cao sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, để điều trị bệnh bằng thuốc Đông y thì người bệnh cần phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
Những tác dụng của thuốc Đông y kể đến như:

- Hỗ trợ làm lành bao xơ.
- Tiêu ổ viêm, giải độc.
- Bào mòn khối thoát vị bị trào ra ngoài, làm đầy đĩa đệm.
- Phục hồi cột sống.
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho cột sống.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp được chỉ định sau cùng khi những phương pháp khác không còn hiệu quả. Thông thường, người bệnh sẽ phải phẫu thuật khi phần nhân nhầy chèn ép quá lâu vào dây thần kinh khiến hoạt động của chân bị ảnh hưởng. Người bệnh không thể cử động chân, da dưới chân trắng bệch, tái xanh, có dấu hiệu teo chân,…
Phẫu thuật nhằm loại bỏ sự chèn ép của nhân nhầy lên trên dây thần kinh, các cơ xung quanh. Đồng thời, phương pháp này còn giúp sửa chữa những tổn thương, cải thiện chức năng cột sống.
Tuy vậy, phẫu thuật không được khuyến khích vì quá trình hồi phục chậm. Người bệnh có thể mắc một số biến chứng khác cũng như bệnh vẫn có thể tái phát nếu người bệnh có thói quen sinh hoạt kém khoa học.
Trên đây là những thông tin về tình trạng thoát vị đĩa đệm gây tê chân, teo chân. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức về bệnh lý này cũng như cách điều trị và khắc phục hiệu quả nhất.