Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không là câu hỏi chung của không ít người không may mắc phải căn bệnh này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số biến chứng của bệnh cần chú ý. Việc nhận thức được mức độ nguy hiểm sẽ giúp mỗi người chủ động phòng tránh căn bệnh này.
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Căn bệnh này ngày nay đã trở thành một trong những bệnh lý về xương khớp phổ biến hàng đầu tại nước ta. Đây được coi là căn bệnh hết sức nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và cả tinh thần của người mắc phải.
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm cột sống của bệnh nhân bị tổn thương do bào mòn lâu ngày hoặc tác động ngoại cảnh. Phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị rách thoát ra ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh gây đau đớn kéo dài. Thoát vị có thể xảy ra ở vùng đốt sống cổ hoặc đốt sống thắt lưng. Căn bệnh này có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, không phân biệt giới tính.

Ở giai đoạn đầu, hầu hết bệnh nhân đều có xu hướng lơ là, chủ quan trước những dấu hiệu đau nhức ban đầu. Thậm chí nhiều người còn nhầm lẫn triệu chứng này với việc đau mỏi xương khớp thông thường. Điều này dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, làm suy giảm sức khỏe và chất lượng sống một cách nghiêm trọng.
Thoát vị đĩa đệm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: yếu tố tuổi tác, do đặc trưng nghề nghiệp, do chấn thương trong quá trình vận động, do thoái hóa… Dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào, người bệnh cũng tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trước các dấu hiệu của bệnh dù là nhỏ nhất.
Những biến chứng của thoát vị đĩa đệm cần chú ý
Đến giai đoạn tiến triển nặng, người mắc bệnh phải đối mặt với những biến chứng hết sức nguy hiểm. Dưới đây là một số biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải nếu không được phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.
Rối loạn cảm giác
Mọi cảm giác và vận động của con người được truyền đến bởi các rễ thần kinh, thực hiện nhờ các cơ, dây chằng về hệ xương khớp. Các rễ thần kinh bị chèn ép dẫn đến hiện tượng rối loạn cảm giác tại các vùng liên quan. Khi đó, vùng tay, chân, thắt lưng… hoặc một số vị trí khác sẽ mất đi cảm giác thông thường.
Đau dây thần kinh tọa
Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm. Không chỉ phải chịu đựng các cơn đau do phần đĩa đệm tổn thương gây ra, người bệnh còn có thể phải đối mặt với hiện tượng đau dây thần kinh tọa. Các cơn đau buốt kéo dọc các dây thần kinh từ lưng, qua mông đến hết chân gây ra những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh.
Rối loạn tiểu tiện, đại tiện
Bí tiểu, tiểu dắt, không tự chủ trong tiểu tiện, đại tiện… Đây đều là những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiến triển nặng. Khi thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh, cơ thắt ngoại vi có thể mất cảm giác, dẫn đến việc người bệnh tiểu tiện và đại tiện không tự chủ.
Hội chứng đuôi ngựa
Hội chứng đuôi ngựa gây ra những cơn đau dữ dội cho người bệnh, gây rối loạn cảm giác và dễ dẫn tới bại liệt. Hội chứng đuôi ngựa thường xảy ra theo từng cụm đĩa đệm cột sống. Nhiều người thường xuyên phải sử dụng thuốc giảm đau, không thể di chuyển lao động khi biến chứng này xảy ra.
Teo cơ
Khi dây thần kinh bị chèn ép nặng nề, máu khó khăn trong việc lưu thông tới cột sống, xương khớp các chi… Lúc này, các cơ sẽ dần teo lại. Việc vận động, đi lại, mang vác đồ nặng hay thậm chí những cử động xoay chuyển thông thường cũng trở nên khó khăn hơn nhiều.
Bại liệt
Ở mức độ nguy hiểm nhất, người bệnh có thể phải đối mặt với biến chứng bại liệt nửa thân hoặc toàn thân. Biến chứng này xảy ra khi thoát vị đĩa đệm không được chữa trị dù xuất hiện các dấu hiệu kể trên.
Một số biện pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm
Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, không phân biệt độ tuổi và giới tính. Hiểu được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này, bản thân mỗi người cần có các biện pháp chủ động phòng tránh bệnh, nâng cao sức khỏe xương khớp.
Hạn chế vận động mạnh, vận động quá sức
Vận động mạnh, mang vác vật nặng quá sức là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Nếu công việc bắt buộc, bạn cần chủ động nghỉ ngơi khi thấy mất sức, thắt lưng cột sống đau mỏi. Bên cạnh việc không mang vác vật quá sức, mỗi người cũng cần chú ý đến lối sinh hoạt của mình: nằm và ngồi thẳng lưng, không giữ nguyên một tư thế quá lâu…
Rèn luyện thể thao thường xuyên
Không chỉ vận động quá sức dẫn đến thoát vị đĩa đệm, người ít vận động cũng có thể khiến xương khớp bị khô xơ. Đặc biệt là đối với dân văn phòng, những người lao động trí óc, việc rèn luyện thể dục thể thao là hết sức cao trọng. Dù bận rộn đến đâu, hãy dành ra khoảng 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày dành cho hoạt động thể thao. Bạn có thể lựa chọn các bộ môn nhẹ nhàng như chạy bộ, đạp xe, bơi lội… Hoặc chọn các bộ môn đặc thù hơn như gym, aerobic, yoga… Việc tập luyện sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giúp xương khớp dẻo dai, đẳng thời giảm căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho xương khớp
Cuối cùng, đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bản thân và gia đình. Để hạn chế các căn bệnh về xương khớp, kéo dài tuổi thọ của đĩa đệm cột sống, hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi giúp chắc khỏe xương khớp. Ăn nhiều thực phẩm trái cây và rau củ, bổ sung protein ở mức độ phù hợp. Thường xuyên uống nước để tăng cường sự tiết chất nhờn các khớp xương…
Bài viết trên đây đã giải đáp băn khoăn của độc giả về vấn đề thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không. Mỗi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe của mình bằng các biện pháp phù hợp. Trong trường hợp không may mắc phải căn bệnh này, hãy đến các cơ sở để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.