Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không là nỗi niềm băn khoăn của không ít người hiện nay. Bởi những người mắc bệnh thường chưa có hiểu biết rõ ràng về phương pháp phẫu thuật, lo lắng những rủi ro có thể xảy ra. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những băn khoăn của độc giả về vấn đề này.
Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?
Phẫu thuật là phương pháp can thiệp ngoại khoa nhằm loại bỏ phần nhân nhầy chèn ép lên cột sống và dây thần kinh, từ đó giúp người bệnh giảm đi các cơn đau và tê nhức.
Hiện nay, phẫu thuật được coi là một trong những lựa chọn được các chuyên gia lẫn bệnh nhân tìm đến để có thể chữa trị dứt điểm thoát vị. Tuy nhiên trên thực tế, không phải bất cứ bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật trong điều trị bẹnh. Đối với bất kỳ phương pháp nào, mặt lợi ích và rủi ro luôn tồn tại song song. Đối với việc phẫu thuật, người bệnh có thể phải đối mặt với một số biến chứng tiềm ẩn hậu phẫu như: tổn thương dây thần kinh, tổn thương cột sống, liệt người, nhiễm trùng, tái phát thoát vị đĩa đệm…

Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, đối với những bệnh nhân mắc thoát vị ở mức độ nhẹ, chỉ nên áp dụng các biện pháp chữa trị duy trì bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, vật lý trị liệu, sử dụng các biện pháp Đông Y… Thông thường, phẫu thuật được coi là giải pháp cuối cùng khi các phương pháp điều trị cơ bản trước đó không thực sự đem đến hiệu quả cho người bệnh. Trong trường hợp tình trạng thoát vị đĩa đệm đã tiến triển nặng, gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được phẫu thuật kịp thời.
Chính vì những lý do trên, bệnh nhân mắc bệnh cần cân nhắc kỹ càng, tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi quyết định lựa chọn phẫu thuật.
Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới nhất
Hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp phẫu thuật chữa bệnh khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới nhất mà độc giả có thể tham khảo.
Mổ mở truyền thống
Mở mở là phương pháp truyền thống không còn xa lạ trong ngành y khoa. Đây là thủ thuật kinh điển được sử dụng với mục đích cắt bỏ phần dây chằng bị tổn thương, xương chồi hay các khối thoát vị chèn ép lên đĩa đệm. Các chuyên gia sẽ tiến hành rạch một đường khoảng 4 đến 6cm trên da, sau đó mở rộng vùng đĩa đệm tổn thương và phẫu thuật trực tiếp. Với phương pháp này, hầu hết được áp dụng rộng rãi vì cách thức thực hiện khá đơn giản, nhanh chóng, không đòi hỏi kỹ thuật quá cao. Tuy nhiên mổ hở có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn do xâm lấn nhiều, mô mềm dễ bị tổn thương sau quá trình phẫu thuật.
Mổ thoát vị đĩa đệm bằng laser
Dựa trên nguyên lý khuếch đại ánh sáng, ngày nay các chuyên gia sử dụng laser để tiến hành phóng xạ kích thích gây tan biến nhân nhầy chèn ép lên đĩa đệm một cách nhanh chóng và hiệu quả. Với phương pháp này, người bệnh không cần gây tê tại chỗ, việc thực hiện đốt cháy nhân nhầy được tiến hành ngay trên da. Sau khi laser đốt cháy và làm bốc hơi nhân nhầy, các cơn đau thoát vị sẽ được giảm đi nhanh chóng.
Phẫu thuật Mini – COD
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm Mini – COD chỉ đòi hỏi rạch một đường rất nhỏ để lấy ra phần thoát vị chèn ép dây thần kinh. Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân bị thoát vị nặng, đau đớn nhiều dù đã được điều trị bảo tồn lâu ngày, bị chèn ép đuôi ngựa, bị liệt do thoát vị nặng… Phẫu thuật Mini – COD không gây tổn thương quá nhiều vì các bác sĩ chỉ rạch một đường mổ nhỏ, phương pháp được tiến hành nhanh chóng.
Thay đĩa đệm nhân tạo
Trong trường hợp tình trạng thoát vị trở nên nghiêm trọng, một phần đĩa đệm không thể hoạt động như bình thường, trong trường hợp này phương pháp thay đĩa đệm nhân tạo sẽ được đề xuất. Đĩa đệm nhân tạo có thể được sản xuất bằng chất liệu nhựa, kim loại, bắt buộc phải qua kiểm định chất lượng với khả năng chịu lực tốt, có thể đưa vào bên trong cột sống. Phương pháp thay đĩa đệm nhân tạo nhìn chung khá đắt đỏ, một số trường hợp cần phải thay lại đĩa đệm nhân tạo nếu xảy ra kích ứng, nhiễm trùng… Khả năng chịu lực của đĩa đệm nhân tạo sẽ kém hiệu quả hơn đĩa đệm thông thường của con người.
Mổ đĩa đệm vi phẫu
Mổ thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cắt đĩa sống qua vi phẫu và phương pháp được tiến hành dưới kính hiển vi. Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân bị thoát vị ở vùng cột sống L5 – S1. Theo đó, bác sĩ sẽ rạch một đường qua da khoảng 2cm, sau đó đưa ống banh vào bên trong, dùng kỹ thuật chuyên nghiệp để lấy phần nhân thoát vị bên trong ra ngoài. Phương pháp này khá khó, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao nên hiện nay còn khá hạn chế trong việc áp dụng thực tế. Đây cũng được coi là một trong những phương pháp tiên tiến hiện đại nhất, đem đến hiệu quả tích cực cho bệnh nhân.
>>> Xem thêm: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần: Ưu nhược điểm, quy trình và chữa ở đâu tốt
Mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt?
Hiệu quả của ca phẫu thuật phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, chất lượng của các y bác sĩ cũng như các trang thiết bị đúng tiêu chuẩn. Ngày nay, có rất nhiều địa chỉ thực hiện phẫu thuật cho người bệnh lựa chọn. Dưới đây là một số địa chỉ uy tín tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ mổ thoát vị đĩa đệm ở Hà Nội

- Bệnh viện Bạch Mai – Khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống (Số 78 Giải Phóng – Quận Đống Đa – Hà Nội).
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, địa chỉ:Số 1 Tôn Thất Tùng, Quận Đống Đa, TP Hà Nội.
- Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức – Viện Chấn thương chỉnh hình (Số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
Địa chỉ mổ thoát vị đĩa đệm ở TP. Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Chợ Rẫy (Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh).
- Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM (929 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, Hồ Chí Minh).
- Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP. Hồ Chí Minh).
- Bệnh viện Nhân dân 115 – Khoa Ngoại thần kinh (Số 88 Đường Thành Thái, Phường 12, Quận 10, TPHCM).
Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền?
Trên thực tế, mức chi phí phẫu thuật sẽ có sự thay đổi khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: cơ sở lựa chọn phẫu thuật, phương pháp lựa chọn phẫu thuật, chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ phẫu thuật…
Nhìn chung với một ca mổ thông thường, chi phí sẽ rơi vào tầm từ 15 – 30 triệu. Tuy nhiên nếu bệnh nhân có nhiều bệnh nền, biến chứng sau phẫu thuật, chăm sóc sau phẫu thuật hoặc bệnh quá nặng… các khoản chi phí có thể sẽ có phát sinh thêm. Tốt nhất người bệnh nên tìm hiểu kỹ, nắm bắt rõ về các khoản chi phí cần bỏ ra để cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
Bài viết trên đây đã giải đáp cho độc giả băn khoăn thoát vị đĩa đệm có nên mổ không. Việc lựa chọn phẫu thuật cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, người bệnh cần cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Bên cạnh việc phẫu thuật, người bị thoát vị cần chủ động cải thiện tình trạng bệnh bằng các biện pháp đa dạng khác.