Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân quan tâm hiện nay. Bởi các triệu chứng bệnh có thể khởi phát nếu cơ thể vận động quá nhiều. Để giải quyết chi tiết câu hỏi trên, người bệnh đừng bỏ lỡ thông tin trong bài viết bên dưới đây.
Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Đây là một trong các tình trạng tổn thương xương khớp có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong cột sống. Người bệnh có thể cảm thấy các cơn đau nhức nhẹ hoặc đau nặng, tê rần tay chân tùy vào mức độ thoát vị. Điều này khiến khả năng vận động ở bệnh nhân bị giới hạn và cảm thấy đau nhức khi đi lại, di chuyển.
Nhiều người thắc mắc thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không. Bởi nhiều bệnh nhân cho rằng khi đi bộ hoặc tập các bài tập thể dục khác có thể kích thích cơn đau và làm bạn cảm thấy khó chịu hơn.
Tuy nhiên, các chuyên gia giải đáp rằng, đi bộ hay tập các bài tập nhẹ nhàng là một trong những phương pháp điều trị bảo tồn mà bệnh nhân nên thực hiện hàng ngày bất kể bị bệnh nhẹ hay nặng. Đi bộ là một hình thức tập thể dục vừa giúp bạn cải thiện sức khỏe xương khớp vừa giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
Mặc dù đi bộ hàng ngày không giúp người bệnh điều trị bệnh triệt để nhưng nó sẽ giúp bạn giảm đau nhức và giảm các triệu chứng khác do bệnh gây ra. Cụ thể, đi bộ sẽ mang đến một số lợi ích như:

- Tăng cường quá trình lưu thông máu, trao đổi chất, đưa oxy và máu đến làm lành các cơ quan tổn thương trên cơ thể.
- Tăng quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến vị trí cột sống để nuôi dưỡng và làm lành các tế bào bị hỏng, đồng thời loại bỏ độc tố.
- Tăng cường phạm vi chuyển động của bệnh nhân giúp hạn chế các chuyển động không đúng và ngăn ngừa khả năng bị chấn thương về sau.
- Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý và giảm các áp lực lên đĩa đệm. Bởi thoát vị đĩa đệm xảy ra cũng có thể từ nguyên nhân cân nặng vượt mức cho phép chèn ép lên đĩa đệm.
- Giảm stress, giảm căng thẳng, hỗ trợ thư giãn.
Để đi bộ phát huy hết tác dụng làm giảm đau do bệnh cũng như giúp hồi phục các mô xương bị tổn thương, người bệnh lưu ý đi bộ đúng cách, đúng kỹ thuật. Theo đó, bạn có thể thực hiện đi bộ đúng cách như sau:
- Vận động nhẹ toàn thân bao gồm cổ, cánh tay, chân, đùi, hông để làm giãn các cơ và hạn chế gặp phải các chấn thương ngoài ý muốn.
- Khi mới tập luyện đi bộ cho người bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn chỉ nên đi bộ tầm 5 – 10 phút để cơ thể quen với việc vận động. Sau 4 – 5 ngày, bạn có thể tăng thời gian tập luyện lên 20 – 30 phút và duy trì thói quen đi bộ 3, 4 lần một tuần là được.
- Bạn lưu ý khi đi bộ phải giữ cột sống thẳng, không được cong hay cúi người, duy trì hơi thở ở mức độ ổn định, đầu ngẩng cao, mắt nhìn về phía trước. Đồng thời bạn nên đi bộ với tốc độ vừa phải, không nên đi quá nhanh dễ gây chấn thương.
- Tay cử động nhẹ nhàng, bàn tay nắm nhẹ không nên nắm tay quá chặt. Cả lòng bàn chân tiếp đất một cách nhịp nhàng, đưa cơ thể tiến về phía trước bằng các ngón chân.
>>> Xem thêm: Người bệnh thoát vị đĩa đệm có hít đất được không? Một số lưu ý khi hít đất
Thoát vị đĩa đệm có chạy bộ được không?
Ngoài việc đi bộ, bị bệnh có chạy bộ được không cũng là điều mà nhiều bệnh nhân mong muốn được chuyên gia giải đáp. Theo đó, chạy bộ là bài tập nặng hơn và có tác động đến xương khớp nhiều hơn so với đi bộ. Những bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhức đột ngột khi chạy bộ.
Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết răng chạy bộ cũng là một kỹ thuật giúp bệnh nhân điều trị bệnh tại nhà. Bởi bài tập chạy bộ sẽ giúp tăng cường lưu thông máu đến lưng, hông, chân để ngăn ngừa tình trạng đau lưng, đau chân…

Tuy nhiên, người bệnh phải biết cách chạy bộ đúng cách để không gây đau đớn vì tác động một lực đột ngột lên xương khớp. Thời điểm tốt nhất để chạy bộ đó là sau khi thăm khám và chẩn đoán bệnh từ 7 – 8 tuần. Cụ thể bệnh nhân cần tham khảo tư vấn của chuyên gia để chạy bộ đúng cách như sau:
- Khởi động kỹ, tập luyện nhẹ nhàng tại chỗ trước khi bắt đầu chạy bộ mà không nên chạy đột ngột.
- Chỉ nên chạy những quãng ngắn và tăng dần khoảng cách chạy theo từng ngày. Bạn không nên chạy quá nhiều, quá sức vì có thể khiến bệnh thoát vị đĩa đệm trở nên nặng nề hơn. Mỗi tuần người bệnh nên duy trì bài tập chạy bộ khoảng 3 – 4 lần một tuần là được.
- Lựa chọn những đôi giày mềm, thoải mái, có độ thoáng khí tốt để chạy bộ.
- Chọn những khu vực chạy bằng phẳng, dễ chạy mà không quá gồ ghề hay có nhiều chướng ngại vật. Điều này giúp hạn chế nguy cơ té ngã làm ảnh hưởng đến cơ xương khớp bên trong cơ thể.
- Khi bắt đầu chạy bộ, bạn chỉ nên chạy chậm rồi tăng dần tốc độ, mà không nên chạy quá nhanh ngay từ đầu. Bởi điều này có thể khiến các cơn đau nhức thoát vị đĩa đệm khởi phát đột ngột và trở nặng.
- Sau khi chạy, bạn lưu ý không được ngồi ngay hoặc đi tắm mà cần có thời gian thả lỏng cơ thể để tránh gây kích thích cho các cơ và cột sống. Bạn chỉ nên đi tắm khi cơ thể đã khô mồ hôi và trở về trạng thái như bình thường.
Tóm lại, đi bộ và chạy bộ là những bài tập hỗ trợ điều trị bệnh, giảm các triệu chứng bệnh một cách hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý tập luyện các bài tập đúng cách, đúng kỹ thuật để hạn chế các rủi ro trong quá trình luyện tập.
Như vậy, thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không đã được giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Bên cạnh việc tập luyện thể thao, bệnh nhân nên kết hợp với việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để tăng cường sức khỏe.