Thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Bởi lẽ, biện pháp này tuy có thể làm giảm một số triệu chứng khó chịu ở bệnh, song chúng ta lại không rõ hiệu quả chữa trị bệnh và ảnh hưởng của chúng lên sức khỏe như thế nào? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp này nhé.
Thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không?
Châm cứu là một phương pháp chữa trị bệnh có nguồn gốc từ Đông y và được áp dụng trong cả vật lý trị liệu của y học hiện đại. Phương pháp này sử dụng các cây kim châm cứu chuyên dụng để tác động vào các vị trí huyệt vị trong cơ thể, nhằm kích thích sự lưu thông của tuần hoàn máu, kích hoạt các dây thần kinh, từ đó giúp tăng cường sự lưu thông khí huyết và giảm đau cho cơ thể.
Đối với các bệnh lý về đĩa đệm, việc châm cứu tuy không thể giúp chữa trị bệnh một cách hoàn toàn, song chúng lại giúp người bệnh đẩy lùi các triệu chứng và giảm đau đáng kể. Thậm chí, tác dụng giảm đau của phương pháp này đã được cả y học hiện đại chứng minh. Vì thế, câu trả lời cho câu hỏi “Thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không?” là có và rất cần thiết.
Mặt khác, thoát vị là một bệnh lý mãn tính chưa có một phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm (trừ khi phẫu thuật thay đĩa đệm cho người bệnh). Do đó, các bác sĩ thường chỉ định các phương pháp tạm thời như dùng thuốc, đốt laser nhằm cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. So với các phương pháp này, việc châm cứu có vẻ có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn nhờ độ an toàn cao và ít ảnh hưởng lên các cơ quan nội tạng như gan, thận,…
Hơn nữa, chúng cũng đem lại hiệu quả rất cao nhờ khả năng cải thiện các triệu chứng viêm và đau. Việc châm cứu trong thời gian dài còn có thể giúp làm chậm quá trình thoái hóa và tăng cường năng lượng cho các bộ phận khác trên cơ thể.

Tuy nhiên, phương pháp châm cứu cũng có thể đem đến một số tác dụng phụ cho người bệnh. Ví dụ như phát ban, dị ứng, bầm tím hoặc đau nhẹ. Thậm chí, một số người bệnh lần đầu châm cứu có thể cảm thấy sợ hãi và ám ảnh với kim châm nên xảy ra hiện tượng buồn nôn, chóng mặt và ngất xỉu.
Song, tình trạng này sẽ nhanh chóng được cải thiện sau một vài lần châm cứu tiếp theo. Ngoài ra, châm cứu cũng có thể xảy ra rủi ro nếu như kim châm cứu không được vô trùng hoặc sử dụng nhiều lần khiến cho các bệnh truyền nhiễm lây lan. Vì thế, bạn nên lựa chọn các cơ sở châm cứu uy tín để hạn chế các rủi ro này và đảm bảo an toàn cho bản thân.
Bên cạnh đó, để việc điều trị điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách châm cứu đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần chú ý một số điểm nhất định. Thứ nhất, cần phải thực hiện châm cứu tại các cơ sở uy tín, đạt chuẩn chất lượng. Bởi, các huyệt đạo trên cơ thể hết sức phức tạp, chỉ có những người có chuyên môn và tay nghề mới có thể thực hiện chính xác.
Hơn nữa, việc châm cứu cũng cần có một liệu trình nhất định để phù hợp với từng trường hợp bệnh cụ thể. Bên cạnh đó, song song với việc châm cứu, người bệnh cũng cần tập thêm các bài tập khác để thư giãn và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng một các tốt nhất. Cuối cùng, việc duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh cũng góp phần không nhỏ vào việc phục hồi cơ thể.
Các huyệt châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh câu hỏi “thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không?”, việc châm cứu tại những huyệt đạo nào cho hiệu quả cũng là thắc mắc của nhiều người. Đối với các bệnh liên quan đến đĩa đệm, châm cứu tại những huyệt nào sẽ mang lại hiệu quả đáng kể.
Huyệt thận du
Huyệt thận du nằm còn gọi là huyệt UB23, là huyệt đạo thứ 23 của kinh Bàng Quang. Vị trí của huyệt này nằm ở gai sống thắt lưng thứ hai, sau khi đo ngang ra tầm 1.5 thốn (1 thốn tương đương với chiều dài của đốt giữa ngón tay giữa). Vùng da của huyệt Thận du bị chi phối bởi dây thần kinh L1 và L2. Vì thế, khi tác động vào huyệt này, chúng ta có thể làm giảm đau vùng thắt lưng, bồi bổ thận và giúp gân cốt khỏe mạnh.
Huyệt mệnh môn

Huyệt mệnh môn nằm ở giữa hai huyệt thận du, tức chính giữa phần lõm vào của đốt sống thứ 14. Nếu chiếu thẳng thì huyệt này ngang với rốn đằng trước. Châm cứu huyệt này giúp khí huyết vùng lưng và cột sống được lưu thông. Đồng thời, chúng cũng bồi bổ can thận và nguyên khí.
Huyệt đại trường du
Huyệt đại trường du nằm ở phía dưới huyệt thận du, tức tại gai sống thắt lưng số 4 đo ngang ra 1,5 thốn. Khi tác động vào huyệt này, chúng ta sẽ kích thích sự hoạt động của dây thần kinh L3 và L4, tức dây thần kinh chi phối hoạt động cơ. Do đó, việc châm cứu tại vị trí này có thể giúp giảm cảm giác đau và tê bì chân tay cho người bệnh.
Huyệt dương quan
Huyệt dương quan nằm ở gai đốt sống lưng số 16, nơi nối hai mào xương chậu. Kích thích huyệt này tức tác động đến dây thần kinh D12. Do đó, việc châm cứu tại đây có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm.
Huyệt ủy trung
Ủy trung là huyệt nằm ở phía sau đầu gối, đoạn nếp gấp của cẳng chân. Tuy huyệt này không nằm ở vùng thắt lưng nhưng chúng hoàn toàn có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh thoát vị. Nguyên nhân là bởi huyệt này là nơi chi phối đoạn thần kinh S2, tức dây thần kinh sống thuộc đoạn cùng của tủy sống. Do đó, chúng có thể giúp làm giảm các cơn đau do bệnh thoát vị gây ra.
Trên đây là một số thông tin tổng hợp về phương pháp châm cứu cũng như các vị trí châm cứu dành cho người bị thoát vị. Thông qua bài viết, hẳn bạn đọc cũng đã tự mình trả lời được câu hỏi “Thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không?”. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!