Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp gây nên những cơn đau nhức khó chịu ám ảnh đến người bệnh. Nhiều người thắc mắc rằng liệu phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không và cần lưu ý những gì? Hãy cùng chúng tôi tham khảo một số thông tin từ bài viết dưới đây.
Thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?
Đây là bệnh lý xương khớp hình thành do phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị rách, chúc tràn ra khỏi bao xơ và phồng, chệch khỏi vị trí ban đầu. Khi đó, phần đĩa đệm sẽ gây nên lực ma sát và chèn ép tới các dây thần kinh. Chính vì vậy mà bệnh thường gây ra các cơn đau buốt khó chịu, đau kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Thoát vị có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí đốt cột sống nào. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động mà tình trạng trên thường xảy ra phổ biến ở phần cột sống thắt lưng và phần cột sống cổ. Ngoài ra, cường độ và tần suất của các cơn đau cũng phụ thuộc nhiều vào tình trạng thương tổn, tuổi tác hay cơ địa của từng đối tượng bệnh nhân.
Phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm mang thai có ảnh hưởng gì?
Đối với phụ nữ đã từng bị bệnh hay các chấn thương cột sống thì trong quá trình mang thai, khả năng bạn phải hứng chịu các cơn đau nhức là rất cao. Tình trạng trên có thể trở nên tồi tệ hơn với những đối tượng lớn tuổi hoặc mới có em bé lần đầu tiên. Tuy nhiên, một tín hiệu tích cực là hầu hết những trường hợp trên, bệnh lý thoát vị đều không nguy hiểm tới sức khoẻ của mẹ cũng như sự phát triển bình thường của con.
Hơn thế, do thông thường khi mang bầu, tất cả các mẹ đều có biểu hiện tăng cân, vì vậy mà cột sống lại càng phải chịu nhiều áp lực dồn nén lên chúng. Chính điều này là một yếu tố nguy cơ khiến cho triệu chứng đau nhức của bệnh thoát vị ngày càng trở nên nghiên trọng hơn. Ngoài ra, theo thời gian, kích thước và trọng lượng của con phát triển cũng đồng nghĩa với việc bào thai sẽ ngày càng to lớn, điều này không chỉ gây ra sự chèn ép mà còn khiến các cơn đau lưng vượt khỏi tầm kiểm soát.
Vậy thoát vị đĩa đệm có mang thai được không? Câu trả lời của chuyên gia là nếu phụ nữ bị bệnh ở giai đoạn đầu hoặc đang được can thiệp điều trị tích cực thì vẫn hoàn toàn được mang bầu và sinh em bé như bình thường. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý không được vận động nặng hay đơn giản chỉ là ngồi quá nhiều. Để hỗ trợ sự phát triển của con và đảm bảo an toàn cho mẹ, bạn nên chú ý dành nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giãn hơn nữa.
Còn nếu hiện bạn đang bị bệnh ở mức nặng, cần cân nhắc việc có con trong thời điểm này bởi chúng sẽ mang đến rất nhiều tác hại cho cột sống, đồng thời mẹ cũng thường xuyên phải hứng chịu nhiều cơn đau nhức khó chịu.
Làm gì khi mang thai mắc thoát vị đĩa đệm?
Với các bà mẹ bị bệnh ở mức trung bình và nhẹ khi có thai, yếu tố quan trọng nhất là cần luôn duy trì một lối sống tích cực. Ngoài ra, mẹ cần chủ động liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và theo dõi thường xuyên. Chỉ có như vậy thì bệnh mới không ảnh hưởng nhiều tới quá trình mang thai cũng như sức khoẻ của cả hai mẹ con.
Còn trong trường hợp mẹ có dấu hiệu bị thoát vị nghiêm trọng hơn, lúc này có thể sẽ phải thực hiện điều trị bằng các biện pháp can thiệp. Để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của bé và mẹ, nhiều bệnh nhân có thể được chỉ định nằm nghỉ ngơi tại nhà hoặc giường bệnh liên tục cho tới khi sinh em bé. Khi sinh bé xong, bác sĩ chuyên khoa bắt đầu tiến hành chẩn đoán tình trạng bệnh hiện tại và đưa ra hướng điều trị thoát vị phù hợp.

Nhằm khắc phục một số triệu chứng đau nhức khó chịu do thoát vị gây nên, bạn có thể thực hiện một số phương pháp như:
- Các bài tập vật lý trị liệu an toàn, dành riêng cho phụ nữ có thai.
- Phương pháp massage cơ thể, đặc biệt là vùng lưng một cách nhẹ nhàng.
- Thực hiện phương pháp châm cứu giúp giảm đau lưng hiệu quả.
- Điều trị bằng liệu pháp chườm lạnh hoặc tác dụng nhiệt.
Đặc biệt, các mẹ nên lưu ý rằng đau xương chậu và đau vùng lưng dưới là những biểu hiện bất thường trong thời gian mang thai, nhất là vào khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ. Vì vậy, hãy luôn thực hiện một lối sống khoa học, nghỉ ngơi thường xuyên và tập luyện các bài thể dục phù hợp nhằm khắc phục tình trạng đau nhức trên.
Một số lưu ý cho phụ nữ mang thai bị thoát vị đĩa đệm
Nếu chẳng may mẹ bị bệnh lúc mang bầu, hãy tuân theo một số lời khuyên dưới đây:
- Tuyệt đối không tự mua thuốc ở ngoài, không tuân theo đơn của bác sĩ để điều trị bệnh. Đồng thời, cũng không nên nghe theo lời khuyên hay phương pháp chữa bệnh từ bất kỳ người nào không có chuyên môn, không đủ kiến thức, bởi điều này có nguy cơ gây nên những tác dụng phụ xấu, ảnh hưởng tới thể trạng của hai mẹ con.
- Cần chủ động tới các cơ sở y tế uy tín để được chuyên gia khám và xây dựng hướng điều trị thích hợp nhất.
- Thường xuyên vận động cơ thể bằng các động tác nhẹ nhàng chẳng hạn như yoga, ngồi thiền hay đi bộ nhằm tăng cường lưu thông máu, giảm đau nhức và tăng cường thể lực.
- Phụ nữ khi mang thai bị thoát vị đĩa đệm cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất giúp cho sự phát triển toàn diện của mẹ và bé như sắt, canxi, vitamin,… trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
- Tránh làm các công việc quá sức, khuân vác nặng hay vận động cơ thể liên tục khiến cột sống bị tổn thương do chịu nhiều áp lực. Mẹ nên cân bằng mọi hoạt động nhằm giúp cho cơ thể có khoảng thời gian để phục hồi.
- Luôn giữ cho tâm trạng được thoải mái, hạnh phúc, vui vẻ, hạn chế những lo âu, căn thẳng không đáng có. Bởi cảm xúc cũng là yếu tố chi phối tới tình trạng đau nhức và quyết định tới tính cách, tâm trạng của con.
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp một số kiến thức cơ bản giúp bạn trả lời cho câu hỏi phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không và phải làm như thế nào để khắc phục tình trạng trên. Hy vọng bạn đọc sau khi tìm hiểu bài viết đã lựa chọn cho bản thân những biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, bảo đảm sức khỏe cho mẹ và bé. Chúc bạn luôn hạnh phúc!