Ngày nay, thoát vị đĩa đệm đã trở thành nỗi lo chung của rất nhiều người, được đánh giá là một trong những căn bệnh xương khớp nguy hiểm nhất. Không ít người luôn băn khoăn thoát vị đĩa đệm có đi lại được không, nên đi lại như thế nào để giữ an toàn và hỗ trợ điều trị bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra lời giải đáp chi tiết cho độc giả.
Thoát vị đĩa đệm có đi lại được không?

Đây là bệnh lý về xương khớp xảy ra khi đĩa đệm cột sống chịu tổn thương dẫn đến nhân nhầy thoát ra bên ngoài, chèn ép lên tủy sống hoặc dây thần kinh gây đau đớn cho người bệnh. Những người mắc bệnh thường gặp không ít khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt và công việc thường ngày, ảnh hưởng tiêu cực đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần.
Đi lại xưa nay luôn được coi là một trong những hoạt động không thể thiếu của con người trong cuộc sống. Tuy nhiên vì phải chịu đựng những cơn đau nhức kéo dài, kèm theo đó là nỗi lo về việc thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng, không ít bệnh nhân mắc phải căn bệnh này luôn lo lắng liệu việc đi lại có ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh tình hay không.
Theo các chuyên gia y tế, người mắc thoát vị đĩa đệm hoàn toàn vẫn có thể đi lại bình thường như những người khác. Dù thường xuyên phải chịu những cơn đau nhức do tình trạng thoát vị gây ra, người bệnh vẫn không bị mất đi khả năng vận động di chuyển. Thậm chí, nếu biết đi lại vận động đúng cách, nhiều người có thể cải thiện được tình trạng bệnh một cách hiệu quả.
Trừ trường hợp người mắc bệnh không được chữa trị khiến bệnh tiến triển nặng, dẫn đến mất cảm giác và tê liệt các chi. Trong trường hợp này, việc đi lại sẽ vô cùng khó khăn và hạn chế, thậm chí người bệnh có nguy cơ mất hẳn khả năng đi lại như những người bình thường.
Thoát vị đĩa đệm nên đi lại như thế nào?

Như vậy, người mắc bệnh vẫn có thể đi lại và thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên việc đi lại, vận động như thế nào cũng là vấn đề cần lưu tâm để tình trạng bệnh không bị nặng thêm. Các chuyên gia cũng cho rằng việc di chuyển vận động là cần thiết, bởi các hoạt động sẽ giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, tăng cường sự dẻo dai cho các khớp xương, từ đó sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả.
Dưới đây là một số lưu ý đối với những bệnh nhân mắc bệnh:
- Khi di chuyển, người bị thoát vị đĩa đệm nên giữa tư thế thẳng người, thả lỏng để cơ thể trong trạng thái thoải mái nhất. Không nên đi quá nhanh, lao người về phía trước hay ngả người về phía sau.
- Người bị bệnh có thể lựa chọn một số hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe… Tuy nhiên cần lưu ý chỉ vận động ở mức độ vừa phải, không nên quá sức, vận động trong thời gian kéo dài.
- Nên lựa chọn trang phục thoải mái, tránh bó sát vào cơ thể quá mức. Đi dép hoặc giày mềm mại, không độn đế, không quá cứng có thể khiến cơ thể nhanh mỏi khi vận động di chuyển.
- Chỉ nên đi lại vận động ở những nơi có địa hình bằng phẳng, điều kiện thuận lợi. Tránh xa các hoạt động đòi hỏi vận động mạnh, mất nhiều sức như: chạy đường dài, leo núi, đạp xe đua…
>>> Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ được không? Lưu ý trong quá trình tập luyện
Một số biện pháp giúp cải thiện thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh việc vận động, đi lại đúng cách, người mắc bệnh cần phối kết hợp thêm một số biện pháp tại nhà khác để cải thiện bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả:
Dinh dưỡng cải thiện xương khớp
Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của mỗi người. Đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm, việc cải thiện chế độ dinh dưỡng lại là điều quan trọng hơn cả. Người bệnh nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, bổ sung protein, vitamin, các khoáng chất… nâng cao sức đề kháng.
Dành thời gian nghỉ ngơi
Dù bận rộn đến đâu, hãy dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn hợp lý. Không nên vận động quá sức, để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng mỏi mệt. Giữ tinh thần thoải mái, thường xuyên thả lỏng cơ thể cũng là cách thức giúp cải thiện sức khỏe xương khớp một cách hiệu quả.
Kết hợp vật lý trị liệu
Bên cạnh việc xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp, người bệnh có thể kết hợp vật lý trị liệu trong điều trị bệnh Phương pháp này chỉ đòi hỏi sự tác động từ bên ngoài nên khá an toàn, giúp tăng cường lưu thông khí cốt, giãn các khớp xương từ đó giảm đau nhức hiệu quả.
Bài viết trên đây giải đáp băn khoăn của độc giả về vấn đề thoát vị đĩa đệm có đi lại được không. Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần lưu ý phối kết hợp nhiều biện pháp, giữ tinh thần lạc thoải mái để hồi phục hiệu quả nhất.