Thoái hóa đốt sống cổ là một trong số những bệnh lý phổ biến về xương khớp. Bệnh gây ảnh hưởng đáng kể đến công việc và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Để tìm hiểu kỹ hơn những đặc điểm của bệnh, bạn hãy tham khảo nội dung thông tin dưới bài viết sau.
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Theo như giải phẫu, cấu trúc cột sống của mỗi người gồm có 7 đốt sống. Những đốt sống cổ này được kí hiệu từ C1 đến C7. Thoái hóa đốt sống cổ có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên đốt sống cổ, trong đó phổ biến nhất là các đốt sống từ C5 – C7. Nguyên nhân do đây là các vị trí phải chịu nhiều áp lực nhất từ trọng lượng của phần đầu. Một khi lượng canxi bị tồn đọng quá nhiều, hệ thống đốt sống, dây chằng sẽ bị chèn ép. Khi ấy, các rễ thần kinh sẽ bị thu hẹp và gây ra tình trạng thoái hóa.
Đây vốn là một bệnh lý mãn tính, cần phải dành nhiều thời gian để điều trị và rất khó để có thể được chữa khỏi một cách dứt điểm.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh là do sự lão hóa của cơ thể theo thời gian. Trong đó, người cao tuổi và trung niên là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này nhất.
Thoái hóa đốt sống cổ thường gây cho người bệnh cảm giác vô cùng đau nhức, khó chịu tại khu vực đốt sống cổ. Tình trạng này nếu xảy ra trong một thời gian dài sẽ khiến cho phần đĩa đệm, sụn khớp bị biến dạng cũng như các mô mềm ở xung quanh bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Khi ấy, bệnh nhân sẽ bị hạn chế khả năng vận động một cách đáng kể.
Không những vậy, bệnh lý còn gây ra những biến chứng nguy hiểm khác như:

- Thoát vị đĩa đệm cổ: Đĩa đệm thường nằm ở giữa các đốt sống. Chúng có vai trò nâng đỡ cũng như làm giảm ma sát trong quá trình vận động. Thông thường, tình trạng thoái hóa sẽ khiến cho các đĩa đệm bị tổn thương, lớp bao xơ bên ngoài bị rách và tràn ra bên ngoài. Khi nhân nhầy chèn ép lên hệ thống dây chằng và dây thần kinh sẽ khiến cho người bệnh bị đau nhức và gặp phải một số vấn đề rủi ro khác.
- Hội chứng cổ ngực: Do vị trí thoái hóa thường nằm ở các đốt sống cổ nên ngực, cổ và đầu sẽ là những khu vực phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Trong trường hợp thoái hóa xảy ra lâu ngày, bệnh nhân sẽ cảm thấy bị đau tại vùng xương ức. Thậm chí, những cơn đau còn lan tới tim vô cùng nguy hiểm.
- Hẹp ống sống cổ: Đây là một trong số những biến chứng khi bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ lâu ngày. Lúc này, bệnh nhân sẽ bị đau nhức, tê mỏi ở hai bên vai gáy, hai tay mất sức lực.
- Rối loạn tiền đình: Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống dây thần kinh ở vùng đầu và cổ. Chính vì vậy, bệnh nhân sẽ bị chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu, ăn không ngon…
Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ
Có thể nói rằng, một trong số những nguyên nhân gây ra căn bệnh thoái hóa cột sống cổ chính là do sự lão hóa theo tự nhiên của cơ thể, nhất là khi tuổi càng cao.
Bởi lẽ, càng về già, sự bào mòn ở xương và sụn sẽ khiến cho vùng cột sống cổ dần trở nên thay đổi, khiến cho cột sống cổ bị thoái hóa. Sự thay đổi này sẽ dẫn đến các hệ lụy sau:
- Đĩa đệm bị mất nước: Có thể nói rằng, đĩa đệm là bộ phận giúp cho hoạt động của các khớp trở nên linh hoạt. Khi bước sang độ tuổi 40, những đĩa đệm ở vùng cột sống sẽ bị co và khô lại. Tình trạng này khiến cho các đốt sống tiếp xúc với nhau nhiều hơn. Khi ấy, nguy cơ bào mòn sẽ cao hơn và gây khó khăn cho hoạt động hàng ngày.
- Thoát vị đĩa đệm: Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ, các vết nứt khi xuất hiện sẽ khiến cho đĩa đệm bị thoát vị. Lúc này, phần nhân bên trong sẽ thoát ra bên ngoài và gây sự chèn ép lên tủy sống và dây thần kinh.
- Do quá trình sinh xương: Một khi đĩa đệm bị thoái hóa sẽ thúc đẩy nhanh quá trình sinh xương ở những khu vực bị tổn thương. Sự ình thành của các gai xương sẽ tác động đến tủy sống và rễ dây thần kinh dẫn đến những cơn đau nhức.
- Dây chằng bị xơ hóa: Thông thường, dây chằng có tác dụng nối xương với xương. Theo tuổi tác, những dây chằng này sẽ bị xơ hóa, từ đó cổ sẽ trở nên kém linh hoạt hơn.
Ngoài lý do trên, thoái hóa đốt sống cổ cũng là hệ lụy của các vấn đề sau:
- Tính chất nghề nghiệp: Những người luôn phải làm những công việc đòi hỏi phải vận động nhiều vùng cổ như ngồi trước màn hình máy tính quá lâu, ngồi lì tại một chỗ, mang vác đồ vật nặng ở trên đầu… sẽ làm tăng nguy cơ khiến cho xương khớp bị thoái hóa, vôi hóa cột sống, gai cột sống.
- Thói quen sinh hoạt xấu: Những thói quen xấu như mang vác đồ vật nặng ở trên vai, cổ, gắng sức khi làm việc, luôn phải cúi cổ, ngửa cổ quá nhiều… cũng là tác nhân gây ra căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
- Chế độ ăn uống không đảm bảo, sử dụng quá nhiều rượu, bia…
- Không chuyển mình mỗi khi ngủ: Những thói quen như lựa chọn gối không phù hợp, không trở mình mỗi khi đi ngủ, kê gối quá thấp hoặc quá cao lâu ngày sẽ dẫn đến thoái hóa.
- Cổ có tiền sử bị chấn thương: Nếu như bạn từng có chấn thương ở vùng cổ thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này sẽ rất cao.
- Do yếu tố di truyền: Nếu như trong gia đình bạn có người thân bị thoái hóa đốt sống cổ thì nguy cơ bạn mắc phải bệnh lý này sẽ cao hơn so với trường hợp không có người thân ở trong gia đình bị mắc bệnh.
Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ
Thông thường, khi mới ở giai đoạn đầu, những triệu chứng của bệnh rất khó để phát hiện. Càng theo thời gian, bệnh sẽ tiến triển ngày càng nặng hơn với các triệu chứng rõ ràng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân. Theo đó, bệnh sẽ gây ra các triệu chứng điển hình như sau:
- Vùng cổ bị đau nhức: Bệnh nhân sẽ có triệu chứng bị đau nhức tại bả vai và vùng cổ. Thời gian đầu, người bệnh sẽ bị nhức mỏi ở vùng cổ. Sau đó, bệnh sẽ ngày càng tiến triển nặng, gây ra sự chèn ép lên dây thần kinh và gây ra tình trạng đau nhức rất dữ dội, nhất là mỗi khi thời tiết thay đổi.
- Khó cử động, cứng cổ: Một khi hệ thống dây chằng bị đè nén và chèn ép sẽ khiến cho cổ bị cứng và trở nên khó cử động. Bệnh nhân lúc này sẽ rất khó để xoay cổ, thậm chí cổ còn bị bất động trong khoảng 10 đến 15 phút.

- Hai tay bị đau nhức, vai gáy tê bì: Các đốt sống cổ khi bị thoái hóa sẽ gây sự ảnh hưởng trực tiếp tới hai cánh tay và bả vai. Khi ấy, bệnh nhân sẽ xuất hiện cảm giác bị tê bì, nhất là sau khi thức dậy vào mỗi buổi sáng. Nếu tình trạng này liên tục xảy ra trong một thời gian dài sẽ khiến cho cánh tay bị mất sức, yếu dần và đau nhức.
- Rối loạn cảm giác: Tình trạng rối loạn cảm giác ở hai tay, bả vai và cổ thường xảy ra khi hệ thống dây thần kinh ở vùng cổ bị chèn ép lâu ngày. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân sẽ không thể có cảm giác gì mỗi khi chạm vào những đồ vật ở xung quanh.
- Hội chứng chèn ép rễ thần kinh: Những cơn đau thường lan rộng sang hai tay, hai bên vai và ra cả sau gáy. Không chỉ vậy, tần suất các cơn đau còn có xu hướng lan rộng mỗi khi nghiêng đầu, xoay cổ, khi ngồi quá lâu hoặc làm việc quá sức.
- Hội chứng chèn ép tủy cổ: Thông thường, tình trạng này sẽ xuất hiện vào giai đoạn bệnh đang dần chuyển sang giai đoạn nặng. Bệnh nhân khi ấy sẽ bị rối loạn vận động, rối loạn khả năng bài tiết (táo bón kéo dài, tiểu tiện mất kiểm soát…)
- Hội chứng Lhermitte: Một trong số triệu chứng điển hình khi bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ đó chính là mắc phải hội chứng Lhermitte. Khi ấy, người bệnh sẽ cảm thấy vùng cổ xuống cánh tay, hai bên chân và ngón chân vô cùng khó chịu. Những cơn đau thường xuất hiện rất đột ngột và có thể kéo dài hay ngắn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người.
Thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không?
Theo như cơ chế của sinh học, khi một trong số những bộ phận của cột sống bị thoái hóa, cấu trúc của chúng bị biến dạng thì sẽ rất khó để có thể phục hồi giống như ban đầu. Ngay cả khi bệnh nhân thay đĩa đệm hoặc đốt sống bằng phương pháp phẫu thuật thì bệnh vẫn có nguy cơ bị tái phát trở lại. Do đó, nếu như bạn đang thắc mắc thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi hoàn toàn được không thì câu trả lời là không. Bạn cần phải học cách sống chung với nó.
Tuy nhiên, bệnh nhân có thể kiểm soát cũng như làm chậm lại quá trình phát triển của bệnh nếu như áp dụng những biện pháp điều trị khoa học và đúng đắn. Điều đó mới có thể ngăn ngừa bệnh ngày càng trở nên nặng hơn. Dưới đây là một số biện pháp điều trị mà bạn có thể áp dụng.
Cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc Tây
Khi bị bệnh, bệnh nhân sẽ được kê sử dụng một số loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau: Những thuốc giảm đau không kê đơn hay được dùng cho bệnh nhân bị đau nhức xương khớp nói chung và thoái hóa đốt sống cổ nói riêng phải kể đến như Naproxen, Paracetamol… Nếu như tình trạng bệnh lý ở mức độ nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau gây nghiện có chứa morphin.
- Thuốc kháng viêm: Loại thuốc này thường được chỉ định dùng chung với thuốc giảm đau để giúp cho việc điều trị bệnh lý trở nên hiệu quả hơn. Thuốc có thể được dùng ở dạng tiêm hoặc dạng viên uống và được dùng theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc giãn cơ: Loại thuốc này được chỉ định khi bệnh nhân bị co cơ dẫn đến tê bì, đau nhức khó chịu. Bệnh nhân nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
- Thuốc chống động kinh: Thuốc chống động kinh hay dùng trong những trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ và đã xuất hiện biến chứng bị tổn thương thần kinh. Theo đó, điển hình nhất của nhóm thuốc này chính là Gabapentin.
Có thể nói rằng, thuốc Tây y có nhược điểm lớn nhất chính là khiến cho cơ thể gặp phải nhiều tác dụng phụ nếu như dùng trong một thời gian dài. Do đó, bệnh nhân cần phải dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.
Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ
Để chữa bệnh, bệnh nhân có thể áp dụng các bài thuốc dân gian như sau:
Sử dụng lá lốt chữa thoái hóa đốt sống cổ
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm lá ngải cứu, lá lốt mỗi loại 20gr, giấm gạo 300ml.
- Rửa sạch ngải cứu, lá lốt và để cho thật ráo nước.
- Bạn cho nguyên liệu vào trong nồi rồi thêm giấm gạo vào. luộc kĩ trong khoảng 15 phút.
- Khi thuốc nguội bớt thì cho vào trong bát.
- Sau đó, bạn thấm thuốc vào bông y tế rồi thoa lên khu vực bị đau nhức.
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm mật ong nguyên chất 2 thìa và lá ngải cứu 200gr.
- Bạn đem rửa sạch lá ngải cứu rồi đem đi giã lấy nước cốt.
- Sau đó, bạn trộn nước cốt với mật ong rồi khuấy đều lên và sử dụng.
- Duy trì uống hỗn hợp mỗi ngày 1 lần, dùng liên tục trong 10 ngày.
Rượu hạt gấc chữa thoái hóa đốt sống cổ

- Chuẩn bị nguyên liệu gồm 2 lít rượu 45 độ và 2 đến 3 quả gấc chín.
- Bổ đôi gấc rồi lấy toàn bộ hạt ở bên trong.
- Bạn loại bỏ hết lớp thịt đổ ở ngoài hạt rồi đem phơi khô hạt ở dưới nắng.
- Bạn nướng hạt gấc cho tới khi phần vỏ bị cháy sém, nhân chuyển sang màu vàng.
- Sau đó, bạn hạ thổ phần hạt gấc vừa mới nướng rồi bóc hết lớp màng ở bên ngoài.
- Giã nhỏ hạt rồi cho hạt vào trong bình thủy tinh
- Cho rượu vào trong bình rồi đậy kín nắp lại, ngâm trong khoảng 1 tháng.
- Mỗi ngày, bạn dùng bông để thấm rượu vào khu vực bị đau nhức.
Các cách chữa từ dân gian được cho là an toàn, lành tính và tiết kiệm chi phí, tuy nhiên chưa được khoa học kiểm chứng nên người bệnh không nên lạm dụng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Hy vọng bạn sẽ có cho mình hướng điều trị kịp thời để bệnh không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Chúc bạn thành công!