Thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở cần được điều trị từ sớm để tránh những biến chứng bệnh lý nguy hiểm. Vậy khi gặp phải tình trạng này người bệnh phải làm sao? Cùng tìm hiểu về vấn đề này trong nội dung thông tin sau đây!
Thoái hóa đốt sống cổ có gây khó thở
Cột sống cổ của người bình thường bao gồm 7 đốt sống, kí hiệu lần lượt từ C1 đến C7. Quanh các đốt sống là các dây thần kinh tủy sống. Giữa các đốt sống có đĩa đệm giúp nâng đỡ và giảm áp lực va chạm giữa đốt sống với nhau.
Khi cột sống cổ bị thoái hóa, lượng Canxi trong cơ thể bị dư thừa, từ đó hình thành nên các gai xương chèn ép tủy sống và các dây thần kinh xung quanh. Nếu không điều trị từ sớm, cụ thể là trước 3 tháng, thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở.
Theo Đại tá – Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng (nguyên Phó khoa Đông y Bệnh viện YHCT Quân đội), tình trạng bệnh gây khó thở là biểu hiện chứng tỏ bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Bên cạnh chứng khó thở, người bệnh có thể gặp phải các hội chứng khác như:

- Hội chứng cổ tim: Hội chứng gây ra tình trạng đau nhức ở vùng ngực, đau tức ngực, thở nhanh, khó thở. Mức độ khó thở phụ thuộc vào tiến triển xấu đi của bệnh.
- Hội chứng cổ tủy sống: Chân tay người bệnh yếu, đi đứng không vững, dáng đi bị thay đổi. Thậm chí có thể dẫn đến teo cơ, bại liệt nếu không điều trị can thiệp kịp thời,
- Hội chứng cổ sau chấn thương: Vùng cổ của người bệnh thoái hoá rất nhạy cảm. Đó là lý do nếu từng xảy ra chấn thương ở đây tỷ lệ thoái hóa cột sống cổ rất lớn.
Thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở phải làm sao?
Thăm khám tại bệnh viện
Ngay khi bị thoái hóa đốt sống cổ gây ra khó thở, người bệnh cần đến bệnh viện thực hiện thăm khám và điều trị kịp thời. Đặc biệt, nếu tình trạng bệnh kèm theo các triệu chứng sau:
- Đau nhức dữ dội, khó thở xuất hiện đột ngột
- Ngứa ran ở vùng cổ lan rộng xuống cùng vai và cánh tay
- Chức năng ruột, bàng quang bị mất kiểm soát
- Khớp bị cứng, đau nhức vào buổi sáng
- Xuất hiện tình trạng tức ngực, co thắt
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng người bệnh đang gặp phải để chỉ định điều trị phù hợp. Trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ dùng thuốc. Nặng hơn có thể phải chỉ định tác động ngoại khoa để ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu đi.
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở bằng thuốc tân dược
Người bệnh có thể phải dùng thuốc tân dược để giảm đau tức thời, ngăn ngừa tình trạng co cứng, viêm nhiễm do bệnh tác động. Cụ thể, một số loại thuốc điều trị bệnh thường được kê là:
- Thuốc giảm đau Paracetamol, Corticoid
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc kháng viêm
- Thuốc Chondroitin giảm tình trạng khô khớp
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở bằng thuốc Nam
Loại thuốc này được áp dụng tương đối phổ biến do đảm bảo an toàn mà chi phí điều trị lại thấp. Hiệu quả đạt được của thuốc bền vững nên người bệnh kiên trì áp dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho biết, thuốc nam dân gian phù hợp với người bệnh nhẹ. Với người bệnh đã trở nặng thuốc có thể không đạt được hiệu quả tốt.
Một số bài thuốc Nam thường được áp dụng là:

- Ngải cứu: Ngải cứu được sử dụng để giảm tình trạng đau nhức. Bạn có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với muối, mật ong để tăng cường hiệu quả. Trong trường hợp dùng muối, bạn dùng 300g lá ngải cứu sao đều vào 1 thìa muối, sau đó đắp trực tiếp lên vị trí cột sống thoái hóa trong 15 phút khi ngải còn ấm. Thực hiện hàng ngày đến khi tình trạng đau nhức được cải thiện thì ngừng.
- Dùng lá chìa vôi: Lá chìa vôi kết hợp với trinh nữ, cỏ xước, dền gai mỗi loại 20g có hiệu quả tốt đến bệnh thoái hóa cột sống gây khó thở. Mỗi ngày bạn uống 1 lần đến khi triệu chứng bệnh giảm hẳn.
Phẫu thuật
Khi các phương pháp điều trị bảo tồn không đạt được hiệu quả, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật. Không chỉ ngăn chặn các triệu chứng bệnh phát triển xuất đi, phẫu thuật giúp ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng xảy ra.
Trên thực tế, ngay cả khi phẫu thuật người bệnh cũng không thể đẩy lùi thoái hóa cột sống gây khó thở hoàn toàn. Nguồn gốc sâu xa của bệnh là do ảnh hưởng của thoái hóa cột sống. Đây là một bệnh lý mãn tính, Y học chưa tìm ra cách chữa triệt để.
Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở
Cột sống cổ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và cột sống của người bệnh. Do vậy, bạn nhất định phải phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng bệnh càng sớm càng tốt. Một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả được khuyến cáo sử dụng là:
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, đặc biệt khi bạn cảm thấy cổ bị cứng khi làm việc căng thẳng
- Phối hợp xoa bóp nhẹ nhàng khi bạn cảm thấy đau nhức ở vùng cổ
- Thực hiện tư thế làm việc khoa học
- Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý
- Bỏ thói quen vặn cột sống đột ngột, vặn cổ phát ra tiếng sẽ giúp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở hiệu quả.
- Tăng cường bổ sung nước lọc nhằm duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Lượng nước khuyến cáo dao động từ 2 đến 2,5 lít mỗi ngày
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý để không gây ra tình trạng thừa cân béo phì. Đây là nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa cột sống.
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ cơ xương khớp như Canxi, Vitamin D, Vitamin B… Đồng thời hạn chế sử dụng các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường, muối, dầu mỡ. Các chất này vừa ảnh hưởng đến cân nặng, vừa làm tăng nguy cơ thoái hóa.
Trên đây là nội dung tổng hợp của chúng tôi về tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở. Bạn đọc hãy lưu ý, thực hiện các biện pháp phòng ngừa càng sớm càng tốt để không phải đối mặt với bệnh lý thoái hóa ngay cả khi còn trẻ. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!