Một trong những giải pháp mà nhiều người bị thoái hóa đốt sống cổ lựa chọn để chấm dứt những triệu chứng của bệnh đó chính là châm cứu. Vậy tác dụng thực sự của phương pháp này là gì, thoái hóa đốt sống cổ có nên châm cứu, khi thực hiện cần lưu ý điều gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung ngay sau đây.
Thoái hóa đốt sống cổ có nên châm cứu?
Đây là một trong những căn bệnh xương khớp mãn tính phổ biến. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi do tình trạng thoái hóa tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do các thói quen làm việc và sinh hoạt chưa hợp lý của nhiều người.
Trong giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng rõ rệt, tiến triển chậm, dẫn đến việc chậm trễ trong phát hiện và điều trị bệnh.

Để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh, ngoài các loại thuốc đặc trị, phương pháp châm cứu cũng mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị. Theo đó, châm cứu là thành quả của Y học cổ truyền đã xuất hiện và lưu truyền rộng rãi trong nhiều năm qua. Châm cứu được thực hiện dựa trên nguyên tắc hoạt động của Khí trong cơ thể. Theo đường đi của Khí để cân bằng âm dương, hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh.
Với tác động của kim châm vào các huyệt đạo phù hợp sẽ giúp khai thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu qua các khớp xương. Điều này sẽ giúp cơ thể tự sản sinh ra phản ứng chống lại các cơn đau đồng thời, hỗ trợ quá trình làm lành tổn thương được diễn ra nhanh hơn. Bên cạnh đó, châm cứu cũng mang đến một số tác dụng trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ như sau:
- Châm cứu thúc đẩy phản ứng sản sinh ra hoạt chất endorphin sẽ giúp giảm nhanh các cơn đau nhức âm ỉ hoặc đau dữ dội, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người bệnh
- Các cơ được thư giãn, hạn chế tình trạng căng cứng
- Châm cứu sẽ tác động trực tiếp vào mạch máu, tăng cường lưu thông máu nuôi dưỡng cơ thể, phục hồi các tổn thương và nâng cao sức đề kháng.
Bởi mang lại nhiều lợi ích cho nên châm cứu được áp dụng thường xuyên trong việc loại bỏ các cơn đau nhức, khó chịu, tình trạng đau vai gáy lan xuống cánh tay, đau sau đầu. Tuy nhiên, nếu châm cứu không được thực hiện đúng cách không chỉ các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm mà còn có thể dẫn đến một số biến chứng, thậm chí là tử vong. Do đó người bệnh nên đến các cơ sở YHCT uy tín để được thực hiện bởi các chuyên gia, kỹ thuật viên có kinh nghiệm.
Cách châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ
Dưới đây là một số phương pháp châm cứu chữa bệnh điển hình:
Thủy châm:
- Cách thực hiện: Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng một lượng thuốc phù hợp và tiêm trực tiếp vào huyệt đạo
- Ưu điểm: Chỉ với một lượng thuốc nhỏ tiêm vào huyệt đạo cũng mang lại tác dụng tương đương với lượng thuốc lớn như phương pháp tiêm thông thường.
Điện châm chữa thoái hóa đốt sống cổ:
- Cách thực hiện: Để tiến hành, các bác sĩ sẽ sử dụng dòng điện có cường độ xác định, thông qua kim châm tác động lên huyệt đạo
- Ưu điểm: Hạn chế các cơn đau do phải dùng kim châm trực tiếp. Bên cạnh đó, liệu pháp này cũng giúp khí lưu thông nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Cấy chỉ:
- Cách thực hiện: Dùng chỉ tự tiêu (chỉ catgut 4/0) với 1 đoạn dài khoảng 1 đến 1,5 cm, sau đó luồn vào kim số 23. Bác sĩ sử dụng kim châm có chỉ tác động trực tiếp lên các huyệt đạo vùng cột sống cổ như giáp tích, thiên trụ để giải phóng những cơn đau.
- Ưu điểm: Phương pháp này giúp giảm đau nhanh, cải thiện các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
>>> Xem thêm: Diện chẩn chữa thoái hóa đốt sống cổ có hiệu quả không? Phác đồ trị bệnh hiệu quả
Những lưu ý khi thực hiện phương pháp châm cứu cho người bị thoái hóa đốt sống cổ
Có thể thấy, châm cứu là một trong những phương pháp điều trị khá hoàn hảo cho người bị thoái hóa đốt sống cổ nói riêng và người bệnh xương khớp nói chung. Giải pháp này khắc phục được những nhược điểm của thuốc Tây, hạn chế tác dụng phụ nhưng vẫn đảm bảo nhiệm vụ giảm đau nhanh. Mặc dù vậy, khi áp dụng châm cứu cho người bệnh, thì cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Châm cứu sẽ không có hiệu quả khi người bệnh sợ kim hoặc bị căng thẳng, stress
- Những trường hợp người bệnh mắc các bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường, hội chứng máu khó đông… được khuyến cáo không nên thực hiện phương pháp châm cứu.
- Hạn chế châm cứu khi người bệnh quá no hoặc quá đói
- Nếu vị trí huyệt đạo gặp phải hiện tượng viêm nhiễm, trầy xước, mẩn ngứa, chai, sẹo… thì không nên thực hiện châm cứu.

- Người mắc các bệnh như ruột thừa, tá tràng, đại tràng… khi thực hiện châm cứu cần có sự đồng ý của bác sĩ
- Phương pháp châm cứu, bấm huyệt được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh, cải thiện các triệu chứng chứ không có tác dụng chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Do đó, người bệnh vẫn cần uống thuốc để gia tăng hiệu quả chữa bệnh.
- Người bệnh muốn thực hiện phương pháp châm cứu tốt nhất nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thực hiện bởi những người có chuyên môn nhằm hạn chế những nguy cơ không tốt cho sức khỏe.
- Xây dựng và thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường các loại thực phẩm tốt cho xương khớp, bổ sung rau xanh và hoa quả tươi vào bữa ăn hàng ngày để nâng cao hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
- Thường xuyên vận động nhẹ nhàng ở vùng cổ với những bài tập vừa sức, điều này cũng giúp giải phóng chèn ép, thư giãn cho vùng cổ.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về nội dung bị thoái hóa đốt sống cổ có nên châm cứu, hy vọng đã giúp bạn giải quyết mọi thắc mắc để yên tâm điều trị. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan tới châm cứu để chữa bệnh, quý độc giả có thể để lại ở phần bình luận, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất. Chúc các bạn sức khỏe!