Tuổi tác càng cao thì sức khỏe xương khớp càng tổn thương, suy yếu và gặp phải nhiều vấn đề khác. Hiện nay, thoái hóa cột sống ở người già ngày càng phổ biến và trở thành mối bận tâm của nhiều người. Vậy nguyên nhân nào gây bệnh ở người cao tuổi, cách điều trị sao cho hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống ở người già
Đây là hiện tượng cột sống bị bào mòn, tổn thương, suy yếu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Người cao tuổi là đối tượng thường mắc thoái hóa phổ biến nhất. Người bệnh có thể nhận biết bệnh thông qua một số dấu hiệu dưới đây:
- Đau nhức cột sống: Đau nhức cột sống là biểu hiện điển hình nhất đối với những người cao tuổi mắc thoái hóa cột sống. Ban đầu, những cơn đau này chỉ xuất hiện âm ỉ là một vùng cổ hoặc thắt lưng. Tuy nhiên càng lâu thì các cơn đau càng trở nên dữ dội hơn. Thậm chí cảm giác đau đớn lan rộng ra các vùng khác trên cơ thể như tay, chân, hông, đùi…

- Co cứng xương khớp: Đi kèm với các cơn đau, người bệnh thường bị co cứng xương khớp, khó khăn trong việc thực hiện các cử động.
- Mỏi mệt, mất ngủ: Các cơn đau nhức khiến người bệnh rơi vào trạng thái mỏi mệt, chán nản, mất sức, ăn không ngon, ngủ không trọn giấc… Những ảnh hưởng này làm suy giảm chất lượng cuộc sống một cách nghiêm trọng.
Nguyên nhân thoái hóa cột sống ở người già
Bệnh ở người già có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất bất cứ ai cũng cần nắm được:
Do yếu tuổi tác
Tuổi tác là yếu tố hàng đầu dẫn tới thoái hóa cột sống ở người già. Xương khớp trong cơ thể mỗi người cũng giống như một cỗ máy bình thường. Thời gian hoạt động càng lâu thì hiệu quả hoạt động càng suy giảm. Lúc này, xương khớp dễ gặp phải các hiện tượng như xơ hóa, tổn thương, hao mòn, loãng xương,…
Vận động mạnh, sai tư thế
Những người thường xuyên vận động mạnh, đứng hoặc ngồi sai tư thế có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Một số công việc đòi hỏi người bệnh bắt buộc phải mang vác nặng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Điều này dễ gây ra những áp lực lớn đối với thắt lưng cột sống, khiến cấu trúc cột sống biến đổi, tổn thương, thoái hóa… Từ đó hình thành nên các căn bệnh về xương khớp nguy hiểm.
Thoái hóa cột sống ở người già do chấn thương
Chấn thương có thể khiến xương khớp nhanh chóng bị thoái hóa hơn. Cụ thể trong các hoạt động thường ngày, người bệnh có thể bị tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi thể thao, bị va đập, bị ngã… Tất cả những tác động này đều có thể khiến cột sống sống bị tổn thương nghiêm trọng. Thậm chí nếu không được xử lý kịp thời, chấn xương có thể kéo dài gây ra những biến chứng nguy hiểm khác.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống không hợp lý cũng có thể là yếu tố dễ dẫn tới thoái hóa cột sống ở người cao tuổi. Điển hình nhất là việc ăn quá nhiều chất béo có thể gây thừa cân béo phì. Căn bệnh này làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về xương khớp, đặc biệt là vùng thắt lưng cột sống. Bởi hệ xương khớp của những người này thường chịu trọng lượng lớn từ cơ thể, dẫn tới thoái hóa sớm.
Điều trị thoái hóa cột sống ở người cao tuổi như thế nào?
Điều trị bệnh ở người cao tuổi như thế nào cho hiệu quả là nỗi băn khoăn chung của không ít người. Một số phương pháp điều trị được gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn và gia đình chủ động hơn trong việc khắc phục bệnh lý về xương khớp này.
Sử dụng thuốc Tây
Đối với các bệnh nhân cao tuổi mắc thoái hóa cột sống, thông thường các chuyên gia y tế sẽ kê đơn một số loại thuốc Tây khắc phục tình trạng đau nhức, giảm sưng viêm, tăng cường khôi phục cột sống bị tổn thương. Một số loại thuốc giảm đau có thể kể đến như: paracetamol, ibuprofen, aspirin… Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm không chứa steroid, thuốc giãn cơ, thuốc tiêm Cortisone ngoài màng cứng…

Tuy nhiên cần lưu ý việc sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt đối với những người cao tuổi, sức khỏe đã suy giảm, việc dùng thuốc Tây cần có sự cho phép và chỉ dẫn chi tiết của các chuyên gia y tế.
Sử dụng thuốc Nam
Các bài thuốc Nam dân gian chữa thoái hóa cột sống ngày càng được ưa chuộng trong thời điểm hiện tại. Ưu điểm của phương pháp này là sự lành tính an toàn cao, ít khi gây ra những tác dụng phụ đối với người bệnh. Người cao tuổi có thể áp dụng các bài thuốc Nam nhanh chóng và đơn giản ngay tại nhà.
Tuy nhiên so với thuốc Tây, việc sử dụng các phương thuốc từ nguyên liệu thiên nhiên thường đem đến tác dụng lâu hơn. Người bệnh cần kiên trì áp dụng các bài thuốc trong thời gian dài mới có được hiệu quả.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng an toàn và hiệu quả
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cũng là một trong những phương pháp chữa trị thoái hóa cột sống được khuyến khích. Phương pháp này thường bao gồm: bấm huyệt, châm cứu, kéo dãn cột sống, thực hiện các bài tập… Vật lý trị liệu chủ yếu tác động ở bên ngoài, kích thích vào các huyệt đạo từ đó kích kích tăng cường lưu thông máu, giúp xương khớp dẻo dai hơn.
Phẫu thuật
Cuối cùng, trong trường hợp các biện pháp chữa trị trên đều không đem đến hiệu quả tốt, người bệnh sẽ được áp dụng phương pháp phẫu thuật. Phẫu thuật được tiến hành sau khi bệnh nhân được chẩn đoán, khám xét theo đúng trình tự. Tùy từng bệnh nhân khác nhau sẽ được áp dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau.
Ở độ tuổi không còn trẻ, việc chăm sóc sức khỏe xương khớp là điều hết sức cần thiết. Thoái hóa cột sống ở người già là bệnh lý khá phổ biến, tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Trong trường hợp xuất hiện bất cứ dấu hiệu đau nhức, sưng viêm nào, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.