Thoái hóa cột sống khi mang thai có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của cả mẹ bầu và bé. Vì thế, tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý trong những trường hợp này là điều cần thiết để đảm bảo cho cả hai được khỏe mạnh. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về tình trạng này tới bạn đọc.
Bị thoái hóa cột sống có nên mang thai?

Đây là căn bệnh gặp nhiều ở độ tuổi trung niên trở ra. Tuy nhiên, căn bệnh này đang dần trẻ hóa và hoàn toàn có thể gặp ở những người phụ nữ đang mang thai. Vốn dĩ, đây đã là một bệnh lý mãn tính và gần như không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Người bệnh chỉ có thể sử dụng các phương pháp điều trị để khắc phục các triệu chứng và kiểm soát các diễn tiến của bệnh. Việc chữa trị bệnh đòi hỏi người bệnh phải tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian, công sức và buộc phải tuân theo một chế độ sinh hoạt nghiêm ngặt. Trường hợp thoái hóa cột sống khi mang thai cũng vậy.
Nếu như những người bình thường khi bị bệnh đã phải gánh chịu những cơn đau nhức hết sức khó chịu, thì những bà mẹ khi mang thai mà mắc phải căn bệnh này sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ gặp phải rất nhiều sự biến đổi, khiến cho họ dễ bị căng thẳng và mệt mỏi hơn.
Hơn nữa, khi thai nhi càng lớn, mức độ chèn ép của bào thai lên cột sống của người mẹ càng lớn hơn. Điều này khiến cho các cấu trúc xung quanh vùng lưng vốn đã bị tổn thương nay lại càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, tình trạng bệnh của mẹ sẽ càng ngày càng trở nên trầm trọng.
Mặt khác, thoái hóa cột sống khi mang thai còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Bởi, khi tinh thần của mẹ bầu căng thẳng và khó chịu, bào thai sẽ không được nuôi dưỡng tốt, khiến cho quá trình phát triển gặp nhiều trở ngại. Nếu mẹ bị stress, sự phát triển não bộ của thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Chính vì tất cả các lý do trên, các chuyên gia và bác sĩ khuyên những người bị bệnh không nên mang thai để tránh ảnh hưởng đến thai nhi và khiến bệnh trở nên trầm trọng. Nếu như bạn phát hiện mình bị bệnh khi mang thai, cần thông báo ngay với các bác sĩ để được đưa ra lời khuyên cụ thể. Trong quá trình này, bạn cần theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của bản thân và thực hiện nghiêm các hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát sự phát triển của bệnh.
Nguyên nhân thoái hóa cột sống khi mang thai
Trên thực tế, phụ nữ sẽ dễ bị mắc bệnh khi mang thai hơn. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ sự biến đổi nhanh chóng trong cơ thể của người mẹ. Trong đó, dễ thấy nhất là hiện tượng tăng nhanh về trọng lượng cơ thể- một trong những yếu tố điển hình nhất khiến cho quá trình bệnh được đẩy nhanh.
Đặc biệt, khi thai nhi lớn dần, trọng lượng cơ thể có thể tăng thêm 25%, nhưng các lực phân bố lại không đều, khiến cho cột sống vùng thắt lưng và hai chân phải chịu nhiều áp lực. Do đó, tình trạng chèn ép rễ thần kinh, mạch máu ở cột sống sẽ càng thêm nghiêm trọng và bệnh có xu hướng trở nặng hơn.

Bên cạnh đó, khi mang thai, tử cung của người mẹ giãn nở hơn, khiến cho các dây chằng và khối cơ xung quanh bị kéo căng hơn và kém đàn hồi hơn. Điều này cũng phần nào khiến cho các cấu trúc xung quanh cột sống dễ bị tổn thương hơn so với bình thường. Cùng với đó, sự thay đổi nội tiết trong cơ thể cũng khiến cho cơ thể người mẹ biến đổi nhiều hơn.
Khi nồng độ relaxin và estrogen tăng, các khớp vùng chậu và hệ thống dây chằng sẽ bị nới lỏng hơn. Do đó, mẹ bầu có thể cảm thấy khó chịu ở vùng thắt lưng, vùng hông và gặp khó khăn trong việc di chuyển.
Thoái hóa cột sống khi mang thai phải làm sao?
Chữa trị bệnh ở phụ nữ đang mang thai sẽ phức tạp hơn so với các trường hợp thông thường. Vì thế, việc đầu tiên bạn cần phải thực hiện chính là thường xuyên tới bệnh viện thăm khám và thực hiện nghiêm túc các chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, các mẹ bầu có thể thực hiện một vài biện pháp chăm sóc tại nhà như dưới đây để làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Chườm nóng và tắm bằng nước ấm
Chườm nóng và tắm bằng nước ấm là những giải pháp giảm đau hết sức hiệu quả dành cho những mẹ bầu và những người bị thoái hóa cột sống. Bởi lẽ, nhiệt độ ấm vừa phải có thể giúp tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn và hạn chế tình trạng co cứng các cơ. Nhờ đó, cảm giác đau nhức vùng lưng cũng như các bộ phận khác trên cơ thể sẽ thuyên giảm. Để đạt hiệu quả cao hơn, người bệnh có thể kết hợp với một số loại thảo dược khác như muối, ngải cứu, lá lốt,…
Xoa bóp, bấm huyệt vùng bị đau nhức
Tương tự như chườm nóng và tắm bằng nước ấm, việc xoa bóp, bấm huyệt cũng có thể giúp cho mẹ bầu giảm đau nhức và tăng cường tuần hoàn máu tốt hơn. Không những vậy, điều này còn giúp cải thiện đáng kể tinh thần của họ. Từ đó, tạo tiền đề cho sự phát triển trí não của thai nhi.
Thực hiện một số động tác tốt cho cột sống và thai nhi
Với bệnh thoái hóa cột sống khi mang thai. Chị em cần thực hiện những bài tập nhẹ nhàng với tần suất hợp lý có thể giúp mẹ bầu kéo giãn cột sống, tăng cường sức khỏe cơ bắp và thúc đẩy tuần hoàn máu. Đồng thời, biện pháp này cũng giúp ích tối đa trong việc giảm stress và cải thiện tinh thần cho người mẹ. Trong đó, những bài tập được khuyến khích cho mẹ bầu chính là các tư thế yoga như tư thế con mèo, tư thế con bướm, tư thế nghiêng lườn, hoặc các bài tập giãn cơ lưng dưới, luyện cơ cổ và thư giãn xương chậu.
Trên đây là phần tổng hợp một số thông tin liên quan đến nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng thoái hóa cột sống khi mang thai. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!