Thoái hóa cột sống có nên tập gym hay không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Bởi lẽ, việc tập luyện thể dục thể thao mặc dù rất được khuyến khích, song nếu tập với tần suất và cường độ cao thì nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cột sống và xương khớp. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này nhé.
Thoái hóa cột sống có nên tập gym
Các bài tập gym được rất nhiều người yêu thích bởi chúng có thể giúp cơ thể có được vóc dáng cân đối, đồng thời duy trì cân nặng phù hợp và tăng cường sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Cũng nhờ việc tập gym, các khối cơ sẽ trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn, giúp tăng cường tuần hoàn máu, phòng ngừa loãng xương và làm chậm quá trình tổn thương, thoái hóa xương khớp.
Tuy nhiên, các bác sĩ khi điều trị cũng thường nhắc nhở người bệnh của mình cần phải kiêng những hoạt động thể chất gắng sức, đồng thời tránh những môn thể thao đối kháng hoặc cần vận động với biên độ lớn, cường độ mạnh. Do đó, thoái hóa cột sống có nên tập gym hay không vẫn là thắc mắc khó giải đáp của rất nhiều người. Về vấn đề này, người bệnh cần cân nhắc dựa trên tình hình sức khỏe cụ thể của bản thân. Đồng thời, cần xem xét các bài tập sao cho phù hợp để tránh làm các cơn đau trở nên trầm trọng.

Cụ thể, nếu thể trạng người bệnh tốt, bệnh vẫn đang trong giai đoạn nhẹ hoặc bước sang thời kì phục hồi thì việc tập gym là điều nên làm. Điều này không chỉ giúp hỗ trợ việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn, mà còn giúp làm giảm nguy cơ bị loãng xương và phòng chống thoái hóa hiệu quả.
Ngược lại, nếu bệnh đang trở nặng hoặc người bệnh mới gặp thêm chấn thương thì cần tránh bộ môn thể thao này. Cần lưu ý rằng, các bài tập này cần có tần suất, cường độ và biên độ xoay phù hợp với bản thân người bệnh để tránh được những tổn thương không mong muốn.
Bên cạnh đó, việc tập gym của người bệnh thoái hóa cột sống cũng cần tuân theo các chỉ dẫn của các huấn luyện viên, bác sĩ và chuyên gia. Đồng thời, trước khi luyện tập, người bệnh cần khởi động thật kỹ. Khi luyện tập nên thả lỏng các khớp, kết hợp với hít thở nhẹ nhàng.
Mỗi lần tập, bạn chỉ nên tập từ 30-40 phút, không nên luyện tập quá nhiều, tránh gắng sức. Nếu mới luyện tập, người bệnh có thể sử dụng thuốc hỗ trợ giảm đau kèm theo, sau đó ngừng thuốc và kết hợp với xoa bóp.
Thoái hóa đốt sống lưng nên tập gì?
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Thoái hóa cột sống có nên tập gym hay không?” là “có”, song cần luyện tập với cường độ hợp lý và lựa chọn bài tập phù hợp. Ngoài gym, người bệnh cũng có thể chơi một số môn thể thao dưới đây để cải thiện sức khỏe.
Bị thoái hóa cột sống có nên tập yoga
Yoga là một bộ môn thể thao có sự kết hợp nhuần nhuyễn 3 yếu tố: luyện hơi thở, thực hành tư thế chính xác và tập vừa sức. Vì thế, nó rất phù hợp với những người bệnh. Nhờ yoga, người bệnh có thể cải thiện độ dẻo dai của cơ thể cũng như hệ xương khớp, đồng thời cải thiện đường cong tự nhiên của cột sống.
Yoga giúp kéo dãn và thả lỏng các khối cơ, có thể tăng cường sức mạnh cho cơ bắp. Từ đó, có thể giúp máu lưu thông tốt hơn và hạn chế tình trạng các dây thần kinh bị chèn ép. Hơn nữa, yoga còn giúp con người tập trung vào hơi thể, từ đó hướng dòng năng lượng vào vị trí đau để chữa lành.

Tuy nhiên, không phải tư thế yoga nào cũng an toàn cho người bệnh. Bởi những động tác phức tạp hoặc tác động quá lớn đến cột sống có thể gây ảnh hưởng lên người bệnh. Hơn nữa, nếu không khởi động và làm nóng cơ thể trước khi luyện tập, người bệnh còn có thể gặp phải các chấn thương.
Vì thế, tốt nhất hãy hỏi ý kiến các chuyên gia, bác sĩ trước khi tiến hành tập luyện. Một số bài tập yoga thích hợp cho người bị thoái hóa cột sống bao gồm: Tư thế con mèo, tư thế đứa trẻ, tư thế rắn hổ mang, tư thế sát tường, tư thế cây cầu hoặc squat,…
>>> Xem thêm: Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ, đi bộ không? Lưu ý khi luyện tập
Đi bơi
Nếu như tập luyện thể thao trong mùa hè nóng nực khiến bạn khó chịu thì bơi lội chính là một giải pháp thay thế tuyệt vời. Không chỉ vậy, bơi lội đúng cách và thường xuyên còn có thể cải thiện sức khỏe xương khớp và đặc biệt tốt cho người bị thoái hóa cột sống. Bởi lẽ, trong môi trường nước, các chấn thương và ma sát sẽ được giảm thiểu một cách tối đa.
Đồng thời, môi trường này cũng tạo ra áp suất âm, giúp giảm áp lực lên đĩa đệm, khiến chúng trở về vị trí bình thường. Hơn nữa, các động tác kết hợp tay, chân, đầu, cổ khi bạn xoay mình, vươn người cũng thúc đẩy cho cơ bắp thêm bền bỉ và dẻo dai. Bên cạnh đó, bơi lội cũng giúp làm tăng thể tích khoang phổi, giúp máu lưu thông tốt hơn, nuôi dưỡng các mô xung quanh và giúp hạn chế tình trạng sưng viêm.
Tuy nhiên, người bị thoái hóa cột sống nên lựa chọn động tác bơi sao cho phù hợp. Bạn nên bơi ếch nhẹ nhàng, không nên bơi sải để tránh cơ thêm đau nhức do phải sử dụng lực mạnh. Trước khi bơi nên khởi động nhẹ nhàng, đồng thời không bơi quá lâu để tránh tình trạng gắng sức hoặc bị chuột rút.
Đạp xe
Trong khi đạp xe, toàn bộ trọng lượng phần dưới cơ thể sẽ giúp kéo giãn cột sống và giảm áp lực tác động lên đĩa đệm. Đồng thời, hoạt động này cũng giúp các cơ, xương và dây chằng trở nên mềm dẻo, linh hoạt hơn; giúp sự lưu thông máu trở nên dễ dàng hơn và làm giảm sự chèn ép của các rễ thần kinh. Do đó đây là bộ môn thể thao hoàn toàn phù hợp với người bị thoái hóa cột sống.
Tuy nhiên, khi đạp xe, bạn cũng cần chú ý giữ tư thế ngồi sao cho phù hợp. Hãy giữ lưng thẳng và thoải mái, tránh cúi đầu hoặc vẹo lưng, vẹo hông sang một bên. Quãng đường đạp xe nên có độ dài vừa phải, đồng thời có sự bằng phẳng để tránh tình trạng cơ thể phải gắng sức.
Trên đây là một số thông tin tổng hợp về các môn thể thao phù hợp và không phù hợp với người bệnh. Hi vọng qua bài viết, bạn đọc đã tự mình trả lời được câu hỏi “ Thoái hóa cột sống có nên tập gym hay không?”. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!