Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không? Đây là một vấn đề mà rất nhiều người bệnh đang đặt dấu chấm hỏi. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị thì quá trình tập luyện cũng tác động lớn đến hiệu quả trị liệu. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng tham khảo các thông tin trong bài viết sau đây nhé.
Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không?
Người bênh phần lớn thường ít khi tập luyện thể dục thể thao vì khi thực hiện các động tác trong bài tập có thể khiến cơn đau khởi phát khiến người bệnh đau đớn vô cùng. Tuy nhiên, nếu không vận động thì bệnh tình sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Một số người cũng ý thức được việc vận động sẽ giúp họ cải thiện triệu chứng bệnh và đa số bệnh nhân sẽ chọn chạy bộ hoặc đi bộ là cách thức luyện tập chủ yếu. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết chính xác bản thân có nên chạy bộ, đi bộ không và lợi ích đem lại từ việc vận động này là gì?
Các chuyên gia cho biết, chạy bộ chỉ thích hợp với người bệnh ở giai đoạn nhẹ, còn các trường hợp ở mức độ nặng hoặc trung bình thì không nên tập luyện theo cách này. Vì khi đó, cột sống của bệnh nhân đã rất kém và dễ gặp thương tổn, chạy bộ sẽ khiến cột sống phải chịu lực tác động mạnh hơn, có thể đè ép rễ thần kinh và khiến đốt sống bị tổn thương gây đau nhức cho bệnh nhân.
Nếu tình trạng thoái hóa mới diễn ra và còn ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân thoái hóa cột sống có thể chạy bộ với các lợi ích với sức khỏe như sau:
- Tăng cường khả năng vận động của cột sống: Chạy bộ sẽ giúp các đốt xương sống vận động linh hoạt hơn, tăng độ đàn hồi từ đó giúp khả năng di động của cột sống được cải thiện.
- Tăng độ linh hoạt của các khớp xương: Bệnh nhân thoái hóa đốt sống thường không muốn hoạt động nhiều do đau, điều này làm cho các khớp xương dễ gặp tình trạng co cứng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động hàng ngày. Chạy bộ thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ co cứng và giúp tăng khả năng chịu áp lực của xương khớp.
- Giảm tần suất và cường độ cơn đau: Việc chạy bộ hàng ngày giúp giải phóng các rễ thần kinh đốt sống đang bị chèn ép, từ đó giúp giảm cường độ và tần suất cơn đau, bệnh nhân sẽ cảm thấy khỏe khoắn và thoải mái hơn sau một thời gian tập luyện.
- Duy trì trọng lượng cơ thể thích hợp: Tạo cho bản thân thói quen chạy bộ sẽ giúp bệnh nhân duy trì mức cân nặng hợp lý, áp lực tác động lên cột sống cũng dần giảm đi. Bên cạnh đó, tập luyện thường xuyên còn giúp đốt cháy mỡ thừa, ngăn ngừa các bệnh lý do thừa cân béo phì và rối loạn chuyển hóa lipid gây nên.
Thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?
Đi bộ thường xuyên, đều đặn mang đến rất nhiều ích lợi đối với bệnh nhân thoái hóa cột sống, cụ thể:
- Tăng sức mạnh cho các cơ vùng hông, cơ cẳng chân, cơ bàn chân và thân mình. Với cột sống, môn thê dục này giúp tăng độ mềm dẻo khi chuyển động và giữ đường cong sinh lý bình thường để cột sống có thể thực hiện hết tầm các động tác như cúi, xoay, vặn người,…
- Giúp cải thiện cấu trúc cột sống: Đi bộ giúp tuần hoàn máu trong cơ thể và quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn, nhờ vậy lượng dưỡng chất được vận chuyển tới các mô xương và mô mềm sẽ được tăng cường, giúp chúng hồi phục nhanh hơn.

- Tăng khả năng chịu lực và đảm bảo tư thế sinh lý cho cột sống: Môn thể dục này giúp các cơ căng giãn dần, tăng tầm vận động của cột sống, nhờ vậy sức chịu lực của cột sống tăng lên và việc thực hiện các động tác cũng trơn tru hơn.
- Tăng độ chắc khỏe cho xương và làm chậm tốc độ loãng xương: Đi bộ hàng ngày không những giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp xương mà còn giúp hạn chế sự xuất hiện cơn đau ở người bệnh thoái hóa khớp.
- Kiểm soát trọng lượng cơ thể, duy trì mức cân nặng hợp lý: Tạo cho bản thân thói quen luyện tập thể dục thể thao hàng ngày góp phần kiểm soát trọng lượng cơ thể, duy trì cân nặng hợp lý để tránh gây áp lực quá lớn đến chi thể và cột sống.
Với các ích lợi kể trên, chúng ta có thể thấy rằng bệnh nhân thoái hóa cột sống nên đi bộ, điều này sẽ giúp bảo đảm và nâng cao độ linh hoạt cho các cơ, khớp trong cơ thể nói chung và cột sống nói riêng. Môn thể dục đơn giản, nhẹ nhàng này cũng giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển xấu đi. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ về mức độ và tần suất tập luyện.
Một số vấn đề cần lưu ý khi luyện tập đối với bệnh nhân thoái hóa cột sống
Trong quá trình tập luyện, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sỹ về cách thức, cường độ và tần suất tập. Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý một số vấn đề sau đây:
- Bệnh nhân cần mặc quần áo thoáng mát, thoải mái, thấm hút mồ hôi, đi giày có độ mềm, độ êm và vừa chân khi tập luyện.
- Nên tập vào buổi chiều hoặc buổi sáng ở nơi thoáng mát, rộng rãi, ít phương tiện qua lại.
- Nếu có bất cứ biểu hiện bất thường nào trong khi tập luyện thì cần dừng tập ngay và đến cơ sở y tế thăm khám, tham khảo ý kiến bác sỹ.
- Tập luyện kết hợp song song với các phương pháp điều trị theo phác đồ bác sỹ đưa ra sẽ giúp tăng hiệu quả cải thiện bệnh.
- Bệnh nhân có thể ăn nhẹ trước lúc đi bộ, chạy bộ nhưng không được ăn no vì sẽ khiến dạ dày bị ảnh hưởng.
Mong rằng bài viết trên đã giúp độc giả có được đáp án cho câu hỏi “Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không?” Và nắm được những lợi ích đem lại từ việc đi bộ, chạy bộ. Tuy nhiên, để việc tập luyện đạt kết quả tối ưu, bạn nên trao đổi với bác sỹ chuyên khoa để được hướng dẫn cách tập luyện thích hợp nhất với tình trạng bệnh.