Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục? Câu hỏi này được rất nhiều người bệnh đặt ra khi cần tiến hành phẫu thuật điều trị chứng bệnh. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết sau đây.
Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Đây là chứng bệnh xương khớp không hề hiếm gặp và hiện đang có xu hướng trẻ hóa. Rất nhiều người sau khi phải đối mặt với các cơn đau do bệnh gây ra trong thời gian dài thì có mong muốn áp dụng biện pháp phẫu thuật để điều trị bệnh. Tuy nhiên, các rủi ro, biến chứng sau khi phẫu thuật cũng như tỷ lệ bệnh tái phát trở lại không thể không kể đến. Vì vậy, người bệnh có tâm lý thắc mắc, lo sợ cũng là điều dễ hiểu.

Đối với bất kì chứng bệnh nào, nếu được phát hiện sớm khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ thì đều có thể dễ dàng chữa trị bằng những biện pháp bảo tồn như vật lý trị liệu, đông y, tiêm, uống thuốc,…
Tuy nhiên, nếu không được phát hiện kịp thời, chủ quan hay coi thường các triệu chứng do bệnh gây nên, đến khi các cơn đau trở nên trầm trọng và diễn ra liên tục trong thời gian dài bệnh nhân mới tìm đến cơ sở y tế thì việc chữa trị trở nên khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều.
Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm thường có tỉ lệ thành công cao, lên tới 90 – 95%. Nguy cơ bệnh tái phát chiếm từ 5 đến 10%. Trong quá trình phẫu thuật hoặc sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể phải đối mặt với các biến chứng, rủi ro ngoài ý muốn.
Một số biến chứng, rủi ro có thể xảy ra khi áp dụng điều trị bệnh bằng phương pháp phẫu thuật bao gồm:
- Nhiễm trùng: Tình trạng này có thể diễn ra ở mọi cuộc phẫu thuật, nhất là với vết mổ hở. Nếu hiện tượng nhiễm trùng liên quan tới ống sống hoặc đĩa đệm thì sẽ rất nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
- Thoái hóa cột sống: Sau khi phẫu thuật, cột sống không còn được linh hoạt như lúc đầu, tình trạng thoái hóa có thể diễn ra tại những đốt sống thuộc phân đoạn cột sống có liên quan.
- Thương tổn thần kinh: Một vài dây thần kinh sẽ bị thương tổn nặng nếu đĩa đệm không hồi phục được sau khi mổ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới các cơ quan, bộ phận khác.
- Thoát vị đĩa đệm tái phát: Có khoảng 5 đến 15% bệnh nhân mắc bệnh trở lại sau khi phẫu thuật 6 tháng.
- Các biến chứng khác: Ngoài các rủi ro trên, bệnh nhân còn thể bị tê cứng, xơ hóa, yếu cơ khu vực cột sống thắt lưng, bại liệt, xuất huyết trong mô và thậm chí là tử vong.
Bất cứ một cuộc phẫu thuật nào dù nhỏ hay lớn thì đều tiềm ẩn những nguy cơ nhất định, nhất là phẫu thuật thực hiện trên người bệnh cao tuổi, người có các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, huyết áp,… bên cạnh đó, việc chăm sóc và phục hồi chức năng sau khi phẫu thuật cũng không hề dễ dàng.
Do đó, mổ thoát vị đĩa đệm nên là phương án chữa trị cuối cùng khi bệnh đã ở giai đoạn nặng do không phát hiện hoặc không chữa trị kịp thời và các biện pháp điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả.
Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục?
Mổ thoát vị bao lâu thì hồi phục còn phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật, tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân, độ phức tạp của ca mổ và quá trình chăm sóc sau phẫu thuật. Vì vậy không thể khẳng định chính xác thời gian hồi phục sau khi mổ được.
Cụ thể, thời gian hồi phục của bệnh sau mổ phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây:
Phương pháp phẫu thuật
Mổ thoát vị thường sẽ cắt đi phần đĩa đệm đang bị thoát vị. Việc này sẽ giúp áp lực tác động lên hệ thần kinh giảm đi, đồng thời cải thiện các biểu hiện bệnh. Các cách mổ thoát vị đĩa đệm phổ biến là mổ vi phẫu, mổ nội soi và mổ hở truyền thống.
Mổ mở lưng là kỹ thuật xâm lấn, bệnh nhân có thể mất khoảng 6 tuần để có thể làm việc sinh hoạt lại và vài tháng để hồi phục hoàn toàn. Mổ vi phẫu và mổ nội soi là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, vì vậy thời gian bình phục sẽ nhanh hơn. Khoảng 6 tuần sau mổ bệnh nhân có thể phục hồi và làm việc trở lại mà không phải nằm viện.
>>> Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Các phương pháp phẫu thuật tốt nhất hiện nay
Một số yếu tố khác

Những yếu tố cá nhân và chăm sóc khi về nhà cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian phục hồi sau mổ. Những yếu tố góp phần rút ngắn thời gian bình phục sau mổ bao gồm:
- Thể trạng tốt.
- Độ tuổi còn trẻ.
- Người bệnh không nên sử dụng các chất kích thích, thuốc lá.
- Chú ý tới chế độ dinh dưỡng khoa học đầy đủ, hợp lý.
- Nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
- Thực hiện chăm sóc tốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế, tiến hành vật lý trị liệu và vận động cơ thể phù hợp.
- Vệ sinh, chăm sóc đúng cách tại vết mổ, tránh nguy cơ bị nhiễm trùng và những rủi ro ngoài ý muốn khác.
- Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng được chỉ định, không tự ý thay đổi loại thuốc hay liều lượng thuốc.
Tóm lại, thời gian phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm còn phụ thuộc vào phương pháp mổ và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Bên cạnh đó, chế độ làm việc, sinh hoạt, chăm sóc hậu phẫu thuật cũng đóng vai trò chủ chốt trong quá trình phục hồi.
Đối với kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, bệnh nhân có thể hoạt động trwor lại sau 3 đến 4 tuần. Tuy nhiên, bác sỹ có thể đưa ra đề nghị nghỉ ngơi khoảng 3 tháng nếu bạn là người lao động nặng để đĩa đệm hồi phục hoàn toàn. Với một vài trường hợp, bệnh nhân có thể mất từ vài tháng tới vài năm mới có thể phục hồi và vận động bình thường.
Hy vọng những thông tin chúng tôi tổng hợp trong bài viết đây đã giúp bạn tìm được lời giải cho thắc mắc “Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục?” Cũng như những rủi ro có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.