Mổ gai cột sống là biện pháp can thiệp ngoại khoa nhằm loại bỏ gai xương, cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng bệnh. Đây cũng là cách thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng cột sống. Nhiều người bệnh thắc mắc về chi phí và mức độ nguy hiểm khi mổ gai cột sống. Tìm hiểu cụ thể về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Gai cột sống có phải mổ không?
Y học nhận định, gai cột sống là bệnh lý xương khớp – cột sống hình thành do sự lắng đọng Canxi, ảnh hưởng của quá trình sinh hoạt, vận động… Gai xương hình thành chèn ép lên tủy sống, dây thần kinh gai lên tình trạng đau nhức, tê bì, co cứng khớp.
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh thường được điều trị bảo tồn như sử dụng thuốc Tây, thuốc Đông y, vật lý trị liệu. Cùng với đó là thực hiện điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động. Đó là lý do nhiều người thắc mắc liệu gai cột sống liệu có phải mổ không?
Theo các chuyên gia, việc quyết định mổ gai xương cột sống hay không phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh. Cụ thể, người bệnh nếu mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ. Việc điều trị bảo tồn bằng thuốc hay vật lý trị liệu vẫn đáp ứng thì không cần mổ.
Trong trường hợp bệnh đã trở nặng, các phương pháp điều trị bảo tồn không đạt được hiệu quả như mong muốn thì người bệnh phải thực hiện mổ gai cột sống để đẩy lùi triệu chứng, ngăn chặn các biến chứng bệnh lý có thể xảy ra. Bác sĩ đưa ra 3 trường hợp cụ thể phải tiến hành mổ như sau:

- Việc điều trị nội khoa, thực hiện vật lý trị liệu trong thời gian 6 tháng không đạt được hiệu quả, bệnh tiến triển xấu đi.
- Gai xương quá lớn gây ra tình trạng chèn ép lên phần mô mềm. Vùng da tại vị trí cột sống bị thương bị sưng viêm, đau đớn dữ dội.
- Người bệnh gặp phải các biến chứng như mất kiểm soát tiểu tiện, rối loạn dây thần kinh thực vật.
Y học hiện đại bảo đảm mổ gai cột sống có tỷ lệ thành công khoảng 85%. Tùy thuộc vào giai đoạn can thiệp và sức khỏe của từng người. Bệnh nhân có thể gặp phải một số rủi ro, biến chứng khi thực hiện phẫu thuật. Các biến chứng phổ biến có thể gặp phải là:
- Tình trạng chảy máu kéo dài
- Vết mổ xấu hiện tình trạng nhiễm trùng, viêm
- Dây thần kinh xung quanh cột sống bị tổn thương, từ đó gây ra tình trạng rối loạn chức năng hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể
- Gai xương có thể mọc lại sau quá trình mổ. Tỷ lệ này chiếm khoảng 10% số ca đã thực hiện mổ gai xương cột sống.
- Người bệnh thực hiện mổ gai cột sống có thể để sẹo trên vùng da có đốt sống bị tổn thương, ảnh hưởng đến thẩm mỹ
- Tình trạng đau nhức tiếp tục kéo dài sau phẫu thuật
- Chức năng vận động không được phục hồi hoàn toàn như bình thường, cản trở không nhỏ đến sinh hoạt, công việc…
Với sự phát triển của Y học, các biến chứng đã được kiểm soát ở mức thấp tối đa. Tỷ lệ xuất hiện biến chứng còn phụ thuộc nhiều vào công nghệ phẫu thuật, tay nghề của bác sĩ và điều kiện vật chất cơ sở y tế… Sau quá trình phẫu thuật, người bệnh sẽ phải thực hiện quan sát. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì cần báo lại ngay cho bác sĩ chuyên môn để có can thiệp kịp thời.
Mổ gai cột sống hết bao nhiêu tiền?
Ngoài quan tâm đến các trường hợp nào phải mổ gai xương cột sống và mức độ nguy hiểm khi mổ, nhiều người bệnh cũng rất quan tâm đến chi phí của phương pháp chữa bệnh này.
Theo đó, chi phí mổ gai cột sống sẽ phụ thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn. Hiện Y học có 3 phương pháp mổ phổ biến là:
- Mổ truyền thống: Phương pháp này đỡ tốn kém chi phí nhất. Bác sĩ có thể dễ dàng quan sát loại bỏ gai xương, định hình lại cấu trúc cột sống. Tuy nhiên, phạm vi xâm lấn rộng và người bệnh cần nhiều thời gian để phục hồi sau phẫu thuật.
- Mổ nội soi: Nếu lựa chọn phương pháp mổ này người bệnh phải trả nhiều chi phí hơn so với mổ truyền thống. Tuy nhiên, phạm vi xâm lấn sẽ ít hơn, ít bị đau và mất máu hơn. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật nhanh chóng và các biến chứng xảy ra cũng ít hơn.

- Mổ cắt lát đốt sống: Ở phương pháp này, người bệnh sẽ được cắt bỏ lát đốt sống có mọc gai xương, tạo ra khoảng không gian cần thiết giữa 2 đốt sống liền kề. Đây là phương pháp hiện đại nên chi phí người bệnh phải bỏ ra cũng không hề rẻ. Tuy nhiên, do loại bỏ được gai xương, sức ép lên đĩa đệm và dây thần kinh sẽ giảm hẳn. Tình trạng đau nhức do vậy được cải thiện.
Ngoài 3 cách mổ trên, người bệnh có thể được tiến hành cấy miếng đệm vào mỏm gai. Phương pháp được thực hiện khi gai xương còn bé nhằm cải thiện tình trạng chèn ép lên mô mềm, giảm tổn thương cột sống. Các phương pháp mổ gai cột sống hiện đại khác như vi phẫu, tạo hình đốt sống, dùng laser định hình đều có chi phí chữa trị tương đối cao.
Ngoài phương pháp mổ, chi phí mổ gai xương cột sống còn phải cộng thêm các khoản khác như phí phục hồi chức năng sau mổ, chi phí nằm viện, chi phí thuốc men trước và sau quá trình mổ, chi phí bồi dưỡng bác sĩ thực hiện… Cộng tất cả các khoản, việc thực hiện hoàn thiện một các ca mổ sẽ có mức chi phí cụ thể như sau:
- Chi phí mổ truyền thống dao động từ 15 triệu đến 20 triệu đồng
- Chi phí mổ nội soi dao động từ 25 triệu đồng đến 49 triệu đồng
- Chi phí mổ hiện đại khác sẽ trên 50 triệu đồng
Để tiết kiệm tối đa chi phí mổ, bệnh nhân có thể thực hiện thăm khám và điều trị bằng bảo hiểm y tế. Một số khoản phí liên quan đến thuốc men và viện phí sẽ được hỗ trợ theo quy định.
Trên đây là tổng hợp thông tin của chúng tôi về vấn đề mổ gai cột sống và chi phí thực hiện phương pháp này. Người bệnh có thể tham khảo, chuẩn bị kinh tế trước khi quyết định thực hiện điều trị.