Gai đốt sống cổ điển hình với những cơn đau nhức ở vùng cổ, mặc dù không đe dọa tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều tới công việc và cuộc sống của người bệnh. Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh trong bài viết sau để chủ động bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Gai đốt sống cổ là gì?
Gai cột sống cổ là một biến chứng điển hình của thoái hóa cột sống cổ, xảy ra do sự lắng đọng và kết tủa canxi ở dây chằng và thân sống. Hiện tượng này nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tạo điều kiện hình thành các gai xương, chèn ép vào các rễ thần kinh gây ra những cơn đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng vận động thông thường của người bệnh.
Gai đốt sống cổ là bệnh có tiến triển chậm. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của gai cột sống thường khá mờ nhạt và dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác. Càng về sau, khi gai xương phát triển, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhói ở vùng bị tổn thương, các cử động quay, cúi cổ khá khó khăn.

Thông thường bệnh gặp nhiều ở người cao tuổi do tình trạng thoái hóa tự nhiên, đặc biệt là nam giới do tính chất công việc nặng nhọc. Nhưng hiện nay, đối tượng mắc bệnh đã mở rộng ở cả những người trẻ tuổi bởi thói quen sống và làm việc chưa khoa học. Việc chủ động tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng sẽ phục vụ tốt cho việc phòng tránh và có biện pháp điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây gai cột sống cổ
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp của bệnh gai cột sống cổ:
- Tuổi tác: đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gai đốt sống cổ cũng như các bệnh xương khớp khác. Khi tuổi càng cao, tình trạng thoái hóa cột sống cổ diễn ra càng mạnh, dẫn đến các gai xương hình thành chèn ép lên các rễ thần kinh gây ra những cơn đau.
- Chấn thương: các chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã cao tác động mạnh vào vùng cổ không được điều trị triệt để cũng khiến các khớp xương cổ bị xô lệch, tổn thương.

- Thoái hóa cột sống: khi quá trình thoái hóa diễn ra sẽ khiến sụn khớp hao mòn dần, đĩa đệm xẹp xuống và thoát vị. Lúc này các dây chằng nối 2 đốt sống bị chùng giãn và theo cơ chế tự phản ứng, cơ thể sẽ bồi đắp thêm canxi ở cấu trúc dây chằng với mục đích tăng diện tích tiếp xúc giữa thân đốt sống, phân bố đều lực lên đốt sống bị tổn thương. Theo thời gian, canxi lắng đọng ở dây chằng hình thành nên các gai xương. Các mỏm xương thường mọc ra như gai quanh vùng đĩa đệm thoát vị, ở mặt trước và bên của vùng cột sống cổ. Thời gian đầu các gai xương này chỉ có độ dài vài mm và thường không gây đau. Sau đó, chúng ngày càng to dần, làm hẹp ống tủy và các lỗ tiếp hợp ở cột sống, chèn ép rễ thần kinh, ảnh hưởng cấu trúc cơ gây nên cơn đau dữ dội cho người bệnh.
- Các bệnh cột sống: Đây là nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh gai đốt sống cổ, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống đĩa đệm do nhiễm khuẩn và nguy cơ cao gây bệnh.
- Tư thế làm việc sai: những người thường xuyên làm việc nặng, giữ nguyên tư thế trong nhiều giờ đồng hồ sẽ gây nên không ít áp lực cho vùng cột sống, thúc đẩy quá trình thoái hóa
- Thừa cân, béo phì: nhiều nghiên cứu cũng cho thấy những người có cân nặng quá khổ sẽ có nguy cơ mắc gai cột sống cao hơn người bình thường.
- Yếu tố di truyền: bên cạnh đó những người có thành viên trong gia đình đã từng bị bệnh xương khớp cũng được các chuyên gia đầu ngành nên đi kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ để sớm phát hiện các triệu chứng của bệnh, để từ đó có phương pháp điều trị hợp lý.
Dấu hiệu gai đốt sống cổ
Một số dấu hiệu thường thấy của bệnh bao gồm:
- Triệu chứng điển hình nhất, người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau ê ẩm vùng cổ với mức độ và tần suất khác nhau.
- Gai xương phát triển chèn ép vào rễ thần kinh, điều này có thể ảnh hưởng đến cả vùng vai với những cơn đau khó chịu
- Trong một số trường hợp nặng, tình trạng đau còn lan xuống cả cánh tay kèm theo hiện tượng tê bì
- Gai đốt sống cổ thường khiến cho các cử động bình thường ở cổ như xoay, cúi, ngửa gặp khó khăn. Đặc biệt, nhiều trường hợp người bệnh còn không thể quay nguyên cổ mà phải quay cả người, nhất là vào buổi sáng, lúc mới thức dậy.
- Đau buốt nửa đầu, đau nhói lên đỉnh đầu
- Ngoài ra người bệnh còn có thể gặp một số triệu chứng khác như: chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ.
- Trong trường hợp gai cột sống xảy ra đồng thời với một số bệnh xương khớp khác, nhất là thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ nhận thấy thêm một vài dấu hiệu như tứ chi bị rối loạn cảm giác thậm chí bại liệt một hoặc cả hai cánh tay do các khối thoát vị chèn ép nặng lên các rễ thần kinh.
Nếu nhận thấy một trong những dấu hiệu kể trên, người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe và đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và thăm khám trong thời gian sớm nhất.
Gai đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Theo PGS.Bs Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên Giảng viên khoa YHCT trường Đại học Y Dược tp Hồ Chí Minh): “Mặc dù gai cột sống không đe dọa trực tiếp tới tính mạng của con người, tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm bằng những biện pháp thích hợp, gai xương sẽ tiến triển chèn ép lên rễ thần kinh và gây nên nhiều biến chứng khôn lường”. Bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa cũng cảnh báo một số biến chứng của bệnh thường gặp gồm:
- Đau cổ: là tình trạng điển hình thường gặp ở người bị gai đốt sống cổ, những gai xương mọc ra chèn ép lên các rễ thần kinh gây ra những cơn đau mỏi ở vùng cổ, khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng vận động thông thường của người bệnh.
- Tay mất cảm giác: ở giai đoạn tiến triển nặng hơn, các cơn đau có xu hướng lan tỏa, phát triển từ điểm bị tổn thương và lan xuống các chi, gây ra các triệu chứng như tê bì, thậm chí là mất cảm giác.
- Mất thăng bằng: một trong những biến chứng nguy hiểm của gai cột sống cổ đó là mất thăng bằng bởi các rễ thần kinh bị chèn ép trong thời gian dài sẽ làm cho quá trình lưu thông máu trở nên khó khăn. Lúc này, người bệnh thường xuyên gặp hiện tượng chóng mặt, hoa mắt, nôn hoặc buồn nôn, đi lại loạng choạng không vững, ngã, gây nên những tổn thương đáng tiếc.
- Rối loạn thần kinh thực vật: người bệnh gai đốt sống cổ cũng cần cẩn trọng với biến chứng rối loạn thần kinh thực vật. Khi gặp biến chứng này, bệnh nhân sẽ nhận thấy một số triệu chứng như hạ huyết áp, tiết nhiều mồ hôi, cử động rối loạn,..
- Mất kiểm soát ruột và bàng quang: người bệnh không kiểm soát được hành vi đại tiểu tiện khi gai cột sống chuyển sang giai đoạn nặng.
Bởi vậy, để ngăn chặn những biến chứng trên, người bệnh cần có kế hoạch điều trị sớm bằng một phương pháp thật sự phù hợp.
Gai đốt sống cổ nên uống thuốc gì?
Ở trường hợp bệnh nhẹ, gai cột sống có thể được khắc phục bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt luyện tập hàng ngày cùng việc kết hợp luyện tập thể dục thể thao. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao hơn, người bệnh gai cột sống cổ nên tham khảo một số loại thuốc sau đây:
Thuốc Tây
Nhìn chung đây là phương pháp được rất nhiều người bệnh lựa chọn bởi sự tiện dụng và mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Một số loại thuốc Tây thường được chỉ định bao gồm:

- Nhóm thuốc acetaminophen
Nhóm thuốc này có tác dụng cải thiện tình trạng đau đớn nhanh chóng và hiệu quả, giúp ngăn chặn nhận thức của não bộ về những cơn đau, từ đó mang đến cảm giác thoải mái cho người bệnh. Tuy nhiên, thuốc này không có tác dụng chống viêm.
- Thuốc chữa gai cột sống ibuprofen
Thuốc thuộc nhóm chống viêm không chứa steroid, có tác dụng giảm các cơn đau, giãn cơ, ngăn ngừa viêm sưng và cứng khớp trong tình trạng lao động, vận động mạnh hoặc gặp các chấn thương và thoái hóa.
- Thuốc arthrotec
Thuốc arthrotec giúp giảm đau đớn và viêm xương cho các trường hợp bị gai cột sống hoặc mắc các bệnh liên quan đến xương khớp. Cơ chế tác động của thuốc có khả năng ngăn chặn được sự sản sinh các hoạt chất gây đau nhức, có thể sử dụng cho những trường hợp bị viêm loét dạ dày.
- Thuốc naproxen
Thuốc được chỉ định chữa gai đốt sống cổ trong các trường hợp giảm đau, sưng hay cứng các khớp do sự tổn thương lớp niêm mạc khớp, thoái hóa cột sống hay thấp khớp.
- Thuốc điều trị gai cột sống vicodin
Thuốc được điều chế từ các thành phần hydrocodone và non-opioid là acetaminophen, thực hiện nhiệm vụ tác động đến tế bào thần kinh để làm giảm bớt các cơn đau của người bệnh. Loại thuốc này chỉ được sử dụng khi có chỉ định cụ thể từ bác sĩ
- Thuốc percocet
Thuốc được dùng cho những trường hợp đau dữ dội. Khi đưa vào cơ thể thuốc sẽ giúp thay đổi nhận thức và phản ứng với các cơn đau giúp giảm đau và hạ sốt nhanh chóng. Tuy nhiên lại không mang lại hiệu quả kháng viêm. Để tránh các tác dụng phụ, người bệnh chỉ nên dùng percocet khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn.
- Thuốc chữa gai đốt sống cổ cyclobenzaprine
Là loại thuốc giãn cơ có tác dụng khiến cho các cơn đau không thể gửi đến não bộ của bệnh nhân giúp người mắc bệnh gai cột sống cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Để đạt hiệu quả cao nhất, bác sĩ thường khuyên người bệnh nên thực hiện vật lý trị liệu khi uống thuốc này.
Mặc dù mang lại một số hiệu quả trong việc giảm đau nhưng những loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi vậy, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định được đưa ra bởi bác sĩ chuyên môn.
Các bài thuốc dân gian chữa gai đốt sống cổ
Ngoài thuốc Tây, người bệnh cũng có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian có sẵn trong tự nhiên. Phương pháp này được cho là an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ nên được khá nhiều người bệnh tin dùng. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa gai cột sống cổ:
Chữa gai cột sống bằng cây dền gai
Cây dền gai là loại dược liệu có chứa nhiều sắt, vitamin B2, C, giàu hàm lượng canxi, chất xơ, đạm thực vật,… giúp xương chắc khỏe, hạn chế loãng xương và thoái hóa khớp, ngăn chặn sự phát triển của các gai xương. Người bệnh có thể áp dụng cách gai đốt sống cổ từ dền gai theo cách sau đây:
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm dền gai
Cách thực hiện:
- Dền gai nhặt bỏ lá vàng, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn
- Cho dền gai cùng với khoảng 300ml nước, đun sôi rồi lọc lấy nước
- Mỗi ngày người bệnh uống 3 lần, thực hiện liên tục trong 15 ngày để nhận được hiệu quả điều trị tốt nhất
Trị gai cột sống cổ bằng cây xấu hổ
Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ còn gọi là cây trinh nữ, có vị ngọt, tính mát, giúp an thần, giảm đau nhức, khá phù hợp trong việc đẩy lùi các triệu chứng của gai cột sống.
Chuẩn bị nguyên liệu chữa gai đốt sống cổ này như sau: rễ cây xấu hổ
Cách thực hiện:
- Rễ xấu hổ rửa sạch
- Cho vào nồi đun cùng với 1,5 lít nước, khoảng 15 – 20 phút thì tắt bếp
- Chắt lấy nước uống thay nước lọc
Trị gai cột sống bằng cây chìa vôi
Chìa vôi được biết đến với công dụng giảm đau nhức, tê bì hiệu quả. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng bài thuốc này trong chữa trị các triệu chứng của gai cột sống.
Chuẩn bị nguyên liệu: Chìa vôi, Cỏ xước, Dền gai, Lá lốt, Tầm gửi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch, phơi khô các loại nguyên liệu đã chuẩn bị.
- Mỗi lần sử dụng, người bệnh lấy một lượng dược liệu vừa phải đun với 1 lít nước rồi chắt lấy nước uống
- Uống thay nước mỗi ngày để cải thiện những triệu chứng của bệnh.
Thuốc Đông Y chữa gai đốt sống cổ
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của YHCT, các bài thuốc Đông y cũng lần lượt được ra đời với sự nghiên cứu và kết hợp tỷ mỷ. Nổi bật nhất phải nhắc đến chính là bài thuốc An Cốt Nam của Phòng Chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường. Bài thuốc là sự kết hợp tinh hoa của các bài thuốc cổ phương nổi tiếng như Độc hoạt tang ký sinh và Quyên tý thang với một số loại thảo dược quý hiếm của dân tộc như Sâm ngọc linh, Bý kỳ nam, Trư lung thảo,… Với liệu trình cụ thể cho từng cơ địa và tình trạng bệnh, hiệu quả kiểm chứng trên hơn 10 ngàn người bệnh, An Cốt Nam chính là một trong những lựa chọn mà người bệnh gai cột sống cổ không nên bỏ qua.
Trên đây là những thông tin về bệnh gai đốt sống cổ, hy vọng đã cung cấp những kiến thực thực sự hữu ích cho quý độc giả. Để bệnh được chữa trị triệt để và hạn chế các biến chứng, ngay khi có dấu hiệu của gai cột sống cổ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể.