Gai đôi cột sống s1 vốn là một bệnh lý bẩm sinh rất hiếm khi gặp phải nhưng lại để lại nhiều biến chứng khó lường. Để có hướng phòng ngừa và điều trị kịp thời, bệnh nhân cần phải hiểu rõ đặc điểm của bệnh lý này.
Gai đôi cột sống S1 là gì?
Bệnh lý này chính là một dạng dị tật bẩm sinh tại vùng xương sống. Ở thời điểm đó, phôi thai ở ống thần kinh và xương cột sống không được đóng kín nên khiến cho phần tủy sống bị lộ ra bên ngoài và dẫn đến sự hình thành của các gai xương.
Gai đôi cột sống s1 thường xảy ra ở vùng bản lề thắt lưng L5 và đốt sống s1. Vốn là một bệnh lý bẩm sinh nên bất cứ trẻ em cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này. Theo số liệu thống kê, cứ 1000 trẻ em được sinh ra thì sẽ có 2 trẻ bị bệnh.
Vốn là một bệnh lý bẩm sinh nên sẽ rất khó để phát hiện ra bệnh khi bệnh đang ở giai đoạn đầu. Gai đôi cột sống chỉ có thể phát hiện khi bệnh nhân xuất hiện các cơn đau cấp tính hoặc dữ dội khi chụp X – quang.
Bên cạnh nguyên nhân bẩm sinh thì bệnh cũng là hệ quả của việc:

- Trong quá trình mang thai, người mẹ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho thai nhi.
- Sự lão hóa của cơ thể theo tuổi tác, thường diễn ra chủ yếu là những người đang trong độ tuổi trung niên.
- Người thường xuyên mang vác đồ vật nặng hoặc luôn phải thực hiện những tư thế như cúi người, ngửa người.
Gai đôi S1 có nguy hiểm không?
Trong trường hợp gai đôi cột sống s1 ở mức độ nặng, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn. Điều đó sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm liên quan đến các bệnh lý về xương khớp, trong đó có thể kể đến như:
Thoát vị đĩa đệm
Gai đôi cột sống s1 là tình trạng cột sống s1 bị ảnh hưởng và khiến cho chúng bị tách ra làm đôi. Khi ấy, phần đĩa đệm sẽ chịu sự tổn thương và bị thoát ra khỏi vị trí bình thường. Lúc này, phần nhân nhầy sẽ bị thoát ra bên ngoài và gây ra sự chèn ép đối với ống tủy sống và dây thần kinh. Bệnh nhân sẽ cảm nhận những cơn đau nhức rõ rệt hơn mỗi khi vận động. Trong trường hợp nếu như không chủ động điều trị, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như đánh mất khả năng vận động hàng ngày, bị tàn phế một cách vĩnh viễn.
Đau dây thần kinh liên sườn
Gai đôi cột sống s1 có thể dẫn đến biến chứng bị đau thần kinh liên sườn. Khi ấy, bệnh nhân sẽ bị đau nhức một cách dữ dội, đặc biệt là vùng ức và vùng ngực. Tần suất các cơn đau thường tăng lên mỗi khi bệnh nhân hắt hơi, ho, vận động không đúng tư thế…
Đau dây thần kinh tọa
Gai đôi cột sống s1 phát triển sẽ gây ra sự chèn ép đối với dây thần kinh tọa. Khi ấy, bệnh nhân sẽ bị đau nhức vô cùng khó chịu. Thông thường, những cơn đau thường xuất hiện tại vùng lưng rồi lan xuống hông, đùi, cẳng chân.
Những cơn đau dây thần kinh tọa xảy ra với mức độ trầm trọng hơn mỗi khi bệnh nhân cúi người, khom lưng, hắt hơi, ho. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến cho chân tay bị tê bì, đùi, mông bị teo, mất kiểm soát mỗi khi đi đại tiện.
Một số biến chứng nguy hiểm khác
Ngoài các biến chứng thường gặp như trên, căn bệnh gai đôi cột sống s1 còn khiến cho người bệnh gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác như:
- Vẹo cột sống, đường cong sinh lý bị biến dạng.
- Tay, chân bị mất khả năng vận động.
- Hai chân bị liệt và mất cảm giác.
- Nhiễm trùng não, viêm màng não.
- Rối loạn tiểu tiện, đại tiện.
Chữa gai đôi cột sống s1
Để chữa bệnh, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp điều trị như:
Sử dụng thuốc Tây
Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý nhẹ hay nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc với liều lượng khác nhau. Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu để hỗ trợ điều trị những triệu chứng do bệnhgây ra. Một số loại thuốc tây được dùng cho bệnh nhân gai đôi cột sống s1 như:
- Thuốc kháng viêm, giảm đau: Điển hình là một số loại thuốc như Ibuflophen, Paracetamol… Nếu tình trạng bệnh lý ở mức độ nặng, người bệnh có thể được chỉ định tiêm steroid để làm thuyên giảm các cơn đau.
- Thuốc Methylprednisolon: Loại thuốc này thường được dùng ở dạng tiêm. Đối tượng phù hợp với loại thuốc này chính là bệnh nhân bị gai đôi cột sống khiến cho mô sụn khớp bị tổn thương.
- Thuốc giãn cơ: Tiêu biểu như Decontractyl, Mydocalm, Myonal…
- Vitamin: Chủ yếu là vitamin nhóm B.

Việc sử dụng thuốc tây có thể giúp làm thuyên giảm triệu chứng bệnh lý một cách tức thời nhưng hiệu quả điều trị mà phương pháp này đem lại không bền vững. Không những thế, nếu lạm dụng và dùng thuốc trong một thời gian dài, cơ thể bạn sẽ gặp phải một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, bệnh nhân cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Vật lý trị liệu
Sử dụng vật lý trị liệu là phương pháp được đánh giá mang đến hiệu quả cao trong điều trị gai đôi cột sống s1, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn và phục hồi chức năng xương khớp một cách hiệu quả. Các phương pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng cho người bị gai đôi cột sống s1 như:
- Bấm huyệt, châm cứu.
- Chườm lạnh hoặc chườm nóng.
- Sử dụng nẹp cổ.
- Tác động điện, nhiệt, laser, sử dụng sóng ngắn, siêu âm…
Phẫu thuật ngoại khoa
Trong trường hợp các phương pháp điều trị nội khoa không mang đến hiệu quả rõ rệt, tình trạng bệnh lý không có sự cải thiện thì bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật để bệnh không chuyển biến ngày một xấu đi.
Bác sĩ sẽ thực hiện việc phẫu thuật để loại bỏ những gai xương. Từ đó sẽ làm thuyên giảm cảm giác đau đớn do gai đôi cột sống s1 gây ra. Mặc dù vậy, sau khi thực hiện phẫu thuật, các gai xương vẫn có thể bị tái phát trở lại.
Trên đây là mọi vấn đề liên quan đến căn bệnh gai đôi cột sống s1. Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài, bạn sẽ có được hướng điều trị phù hợp cho mình.