Gai cột sống l4l5 là một trong số những bệnh lý liên quan đến thoái hóa cột sống. Chính vì vậy, việc tìm hiểu đặc điểm của căn bệnh này là điều vô cùng quan trọng để bệnh nhân có được cho mình hướng phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Gai cột sống l4l5 là gì?
Đốt sống l4l5 vốn dĩ là 2 đốt nằm ở vị trí cuối của vùng cột sống thắt lưng. Đốt sống này thường được liên kết với đốt sống cùng s1. Có thể nói, đây là khu vực rất dễ bị thoái hóa và tổn thương do phải gánh chịu khá nhiều áp lực bởi trọng lượng của cơ thể.
Gai cột sống l4l5 chính là tình trạng phần đốt sống hình thành nên những gai xương bị dư thừa. Một khi kích thước của gai xương ngày một lớn, chúng sẽ gây ra sự chèn ép lên mạch máu, hệ thống các dây thần kinh và dây chằng ở xung quanh. Từ đó sẽ khiến cho bệnh nhân bị đau nhức, chân tay bị tê bì, khả năng vận động bị hạn chế.
Những đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này đó là người mắc các bệnh lý về cột sống, bệnh nhân có tiền sử bị chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
Khi bị gai cột sống l4l5, bệnh nhân sẽ gặp phải những triệu chứng như:
- Cơn đau lan xuống cả 2 chân và vùng mông.
- Tần suất các cơn đau thường trầm trọng hơn mỗi khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
- Bệnh nhân khó khăn trong việc đi lại, dáng đi bị thay đổi, vùng cột sống dễ bị cong vẹo.
- Mất cảm giác, cột sống và thắt lưng bị tê cứng.

Trong trường hợp dây thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân sẽ xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng như:
- Suy giảm khả năng vận động.
- Không thể cúi người, xoay người.
- Chi dưới bị tê bì, yếu cơ.
- Chi dưới mất cảm giác, rối loạn cảm giác, rối loạn đại tiểu tiện, cơ thể đổ nhiều mồ hôi.
- Đi đứng loạng choạng, mất thăng bằng.
- Dây thần kinh hông bị đau.
- Cột sống phát ra tiếng kêu lộp cộp mỗi khi người bệnh vận động.
- Sụt cân, chán ăn, huyết áp tăng, suy hô hấp, suy nhược cơ thể…
Nguyên nhân gây gai đốt sống l4l5
Một số nguyên nhân gây ra căn bệnh này phải kể đến như:
- Quá trình lão hóa của cơ thể: Vốn dĩ là một dạng của chứng thoái hóa cột sống. Chính vì vậy, sự lão hóa của cơ thể là yếu tố hàng đầu gây ra bệnh lý. Sự thoái hóa khiến cho vùng cuộc sống bị hao mòn và suy yếu. Điều này sẽ khiến cho các tế bào xương phát triển mất kiểm soát.
- Vùng cột sống l4l5 bị chấn thương: Đây là một trong những nguyên nhân gây gai cột sống L4L5. Dưới ảnh hưởng của những chấn thương bên ngoài, vùng cột sống l4l5 sẽ bị ảnh hưởng và hư hại. Từ đó sẽ làm tăng nguy cơ gây thoái hóa. Đây chính là điều kiện để các gai xương hình thành và phát triển.
- Do phản ứng viêm: phản ứng viêm sẽ khiến cho canxi bị lắng đọng ở những đốt sống. Từ đó sẽ dẫn đến sự hình thành của các gai xương.
- Canxi bị lắng đọng: Lượng canxi khi dư thừa sẽ bị lắng đọng tại những đốt sống, trong đó có cả các đốt sống l4l5, thậm chí là những mô mềm xung quanh ở dưới dạng calci pyrophosphate.
- Do vùng cột sống thắt lưng mắc phải các bệnh lý mãn tính: Thông thường, gai cột sống l4l5 thường phát triển sau các bệnh lý mãn tính tại vùng cột sống thắt lưng. Phổ biến nhất là viêm cột sống mãn tính. Căn bệnh này thường khiến cho vùng cột sống bị hao mòn và gây ra hiện tượng rối loạn sụn và xương. Khi đó, gai xương sẽ phát triển để bù đắp lên những vùng bị hao mòn.
Cách chữa gai cột sống lưng l4l5
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, bệnh nhân gai đôi cột sống sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện các phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Trên thực tế, có đến 90% bệnh nhân được các bác sĩ khuyến khích nên điều trị nội khoa để giúp các triệu chứng được kiểm soát. Với những trường hợp nghiêm trọng hoặc gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm, phương pháp tối ưu nhất chính là thực hiện phẫu thuật. Sau đây là một số hướng điều trị gai cột sống lưng l4l5 được nhiều người sử dụng phổ biến hiện nay:
Sử dụng thuốc Tây
Khi bị gai cột sống l4l5, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc tây điển hình như:
- Paracetamol: Dành cho những trường hợp cơn đau mới ở mức độ nhẹ.
- Thuốc chống viêm không steroid: Được chỉ định để điều trị cơn đau từ thể nặng đến trung bình.
- Thuốc giảm đau theo toa: Có tác dụng giảm đau một cách mạnh mẽ.
- Thuốc làm giảm những cơn đau dây thần kinh.
- Thuốc làm giãn cơ: Làm tăng khả năng vận động, giảm tình trạng co thắt cơ.
- Tiêm Steroid: Thường được áp dụng với các trường hợp không thể đáp ứng với các loại thuốc giảm đau đơn thuần khác.

Thực hiện vật lý trị liệu
Các phương pháp vật lý trị liệu có tác dụng giúp cơ khớp được thư giãn và phục hồi chức năng vận động. Theo đó, những phương pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng với những bệnh nhân gai cột sống l4l5 là châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, kéo giãn cột sống…
Phương pháp giảm đau và chăm sóc tại nhà
- Dành thời gian để nghỉ ngơi nhằm giúp cho vùng cột sống thắt lưng giảm bớt áp lực, từ đó giúp làm giảm sự chèn ép của rễ dây thần kinh và cải thiện triệu chứng đau nhức một cách hiệu quả.
- Liệu pháp chườm nóng: Dưới ảnh hưởng của nhiệt độ cao, các mô mềm sẽ được thư giãn. Nhờ đó mà khả năng tuần hoàn, lưu thông máu được cải thiện một cách đáng kể, khả năng phục hồi xương khớp sẽ tốt hơn.
- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ: Ghế, đai treo kéo giãn cột sống là những dụng cụ bạn có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị gai cột sống l4l5.
- Massage, xoa bóp: Có tác dụng tăng cường tuần hoàn, lưu thông máu, giúp hệ thần kinh được thư giãn, các khớp được giảm tình trạng co cứng.
- Tắm nước ấm: Giúp dây thần kinh và cơ bắp được thư giãn.
- Vận động cơ thể một cách nhẹ nhàng bằng những bài tập thích hợp như đi bộ, yoga… để giúp các khớp được linh hoạt và hạn chế tình trạng các khớp bị co cứng.
- Nghỉ ngơi, ăn uống khoa học: Không sử dụng nhiều bia rượu, không hút thuốc lá, sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sự phát triển của xương khớp như rau củ quả, sữa, thịt, cá…
- Hạn chế vận động quá sức, lao động nặng.
Trên đây là mọi vấn đề liên quan đến chứng gai cột sống l4l5. Để bệnh không chuyển biến nặng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn hãy chủ động điều trị ngay sau khi phát hiện ra những triệu chứng của bệnh lý nhé.