Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cột sống cần đặc biệt lưu ý đến việc vận động. Các hoạt động không phù hợp có thể làm tình trạng ngày càng trầm trọng hơn. Vậy bị gai cột sống có nên đi bộ không? Có nên chạy bộ không? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau đây!
Bị gai cột sống có nên đi bộ không?
Đây là bệnh lý xương khớp phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tỷ lệ mắc bệnh ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi cao hơn do hệ thống xương khớp của họ đã bị lão hóa, suy giảm. Người mắc bệnh thường có dấu hiệu đau nhức kèm theo đó là tình trạng tê bì, yếu cơ, vận động hạn chế.
Vậy bị gai cột sống có nên đi bộ không? Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc đi bộ nhẹ nhàng có lợi cho tình trạng bệnh. Cụ thể, đi bộ giảm nguy cơ loãng xương, tăng độ dẻo dai cho hệ cơ xương khớp. Độ đàn hồi của hệ thống xương khớp được cải thiện rõ rệt sau quá trình đi bộ đều đặn. Đi bộ cũng là cách để người bệnh duy trì cân nặng hợp lý, ổn định cấu trúc cột sống, độ rắn chắc các cơ ở phần thân người, phần hông và bắp chân.
Dù đã được chứng minh về hiệu quả thực tế, tuy nhiên người bệnh cần đặc biệt lưu ý đến một số vấn đề sau để việc đi bộ đạt được hiệu quả tốt nhất:

- Khởi động nhẹ nhàng trước khi đi bộ: Nhiều người bệnh bỏ qua bước này gây ra nhiều hệ lụy sau quá trình luyện tập. Bạn nên khởi động nhẹ nhàng trước khi đi bộ 5 phút bằng các động tác như xoay cổ tay, cổ chân hoặc vặn mình.
- Tốc độ: Trong 30 phút đi bộ, người bệnh nên bước chậm rãi. Thời gian luyện tập càng dài có thể gia tăng tốc độ và động tác bước dứt khoát hơn. Việc luyện tập nên được duy trì hàng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Đúng kỹ thuật: Đi bộ đơn giản nhưng không phải muốn đi thế nào cũng được. Đặc biệt, nếu bạn đang bị mắc bệnh gai cột sống, tức cột sống đang bị tổn thương. Tư thế đi bộ đúng cho người bệnh là đầu giữ thẳng nhìn về phía trước. Phần lưng cũng giữ thẳng, hai chân đặt song song với mặt đất. Tay thả lỏng và vung đều theo chuyển động của cơ thể.
- Vừa đi bộ bạn nên thực hiện hít thở sâu và đều đặn. Hít thở bằng mũi, không thở bằng miệng để tránh tình trạng mất quá nhiều sức. Trong quá trình di chuyển, người bệnh cần liên tục điều hòa nhịp thở, không nín thở tạm thời, không tốt cho sức khỏe.
- Tập trung: Người bệnh cần tập trung vào quá trình đi bộ. Có thể nghe nhạc để tạo cảm hứng nhưng không nên trò chuyện với mọi người. Việc tập trung đi bộ giúp bạn đạt được hiệu quả tốt hơn.
Tùy vào tình trạng bệnh gai cột sống của bản thân mà người bệnh điều chỉnh thời gian đi bộ cho phù hợp. Bạn không nên luyện tập gắng sức để tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe, bệnh lý.
Bị gai cột sống có nên chạy bộ không?
Bị bệnh có nên đi bộ không đã được giải đáp. Vậy còn chạy bộ liệu có phù hợp với người bệnh hay không? Theo đánh giá của các bác sĩ xương khớp, cũng giống như đi bộ thì chạy bộ có hiệu quả tốt đến tình trạng bệnh.
Lý giải về nhận định trên, chuyên gia xương khớp đưa ra một số lợi ích mà người chạy bộ có thể đạt được sau quá trình kiên trì:

- Cải thiện tình trạng đau nhức: Khi bạn chạy bộ, tình trạng chèn ép ở cách dây thần kinh sẽ được cải thiện đáng kể. Nhờ vậy, cơn đau sẽ giảm về tần suất và xương độ. Người bệnh cảm thấy thoải mái, cơ thể khỏe khoắn hơn.
- Giúp các khớp linh hoạt hơn: Việc chạy bộ giúp gia tăng khả năng chịu áp lực của các khớp. Tình trạng co cứng, tê bì xung quanh cột sống bị bệnh được hạn chế tối đa.
- Tăng cường tuần hoàn máu: Việc lưu thông máu trong cơ thể được tăng cường đáng kể khi người bệnh chạy bộ. Máu mang theo chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng vùng cột sống bị tổn thương, từ đó đẩy lùi bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Dù được đánh giá cao về hiệu quả nhưng người bệnh cần xem xét đến mức độ phù hợp với tình trạng bệnh lý đang gặp phải. Các bác sĩ cho biết, chạy bộ chỉ tốt trong trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Cùng với đó, bạn cũng cần cân nhắc đến độ tuổi. Nếu người bệnh gai cột sống cao tuổi chạy bộ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến triệu chứng bệnh lý, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trị liệu. Với những người bị đau dữ dội càng không nên chạy bộ.
Với những người phù hợp với việc chạy bộ, bạn nên chú ý đến một số vấn đề sau:
- Tăng dần cường độ luyện tập mỗi ngày, tuyệt đối không được tập luyện gắng sức để tránh ảnh hưởng đến cột sống
- Trước khi tập luyện khoảng 10 phút nên khởi động nóng tay, chân, cổ để tránh tình trạng chuột rút hay tác động đột ngột đến xương khớp
- Trước khi chạy bộ, người bệnh gai cột sống nên đi bộ nhẹ nhàng để cơ thể quen dần với các chuyển động. Sau đó, bạn có thể từ từ chạy thành các khoảng ngắn kết hợp với đi bộ.
- Ngay khi thấy cơ thể có các biểu hiện đau nhức thì nên dừng ngay. Nếu đau nhức dữ dội nên gọi bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
- Chú ý tư thế chạy bộ. Cụ thể, lưng và đầu thẳng, mắt nhìn về phía trước, tay nắm hờ và chuyển động theo vận động của cơ thể
- Không nên chạy bộ sau khi ăn no
- Quần áo mặc chạy bộ nên thoáng mát và có khả năng thấm mồ tốt
- Giày chạy bộ nên chạy loại giày êm, có độ bền cao để vận động, di chuyển dễ dàng.
Trên đây là toàn bộ nội dung thông giải đáp cho bạn đọc về vấn đề bị gai cột sống có nên đi bộ, chạy bộ không? Người bệnh đáp ứng đủ yêu cầu để đi bộ, chạy bộ nên lưu ý đến một số vấn đề mà bài viết đã liệt kê nhằm đảm bảo an toàn cho hệ cơ xương khớp, nhanh chóng đẩy lùi bệnh. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và sớm “hạ gục” được bệnh!