Đau rễ thần kinh cột sống là gì? Có nguy hiểm không và phải làm điều trị như thế nào là an toàn, hiệu quả? Để giải đáp tất cả những thắc mắc trên, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin bổ ích dưới đây nhé!
Đau rễ thần kinh cột sống là gì?
Hiện nay, các bệnh lý về xương khớp, trong đó có chứng đau rễ thần kinh cột sống đang trở nên ngày càng phổ biến. Theo chuyên gia, đây là tình trạng chèn ép dây thần kinh tại vùng thắt lưng và tủy sống gây triệu chứng đau nhức, khó chịu.
Bệnh đa số thường gặp ở người cao tuổi, đối tượng hay phải lao động nặng, quá sức, người đứng hoặc ngồi nhiều, làm việc sai tư thế, vận động ít, tai nạn trong chơi thể thao, người có tiền sử mắc các bệnh cột sống. Chèn ép rễ thần kinh gây nên cơn đau tại vùng cột sống cổ, thắt lưng, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.

Nguyên nhân gây chứng đau rễ dây thần kinh cột sống
Đau dây thần kinh cột sống xảy ra chủ yếu tại đĩa đệm, các đốt sống, dây chằng hoặc sụn khớp đang trong quá trình thoái hoá. Việc khắc phục là cần thiết, nếu để lâu ngày có nguy cơ cao bị rách đĩa đệm, hình thành gai xương hoặc do nhân nhầy bị tràn ra ngoài,… gây chèn ép khiến dây thần kinh gây đau nhức. Theo các chuyên gia, bệnh có thể hình thành do một số nguyên nhân chủ yếu như:
- Thoát vị đĩa đệm: Căn nguyên gây bệnh là do bao xơ đĩa đệm theo thời gian bị thoái hoá khiến chúng bị rách, chệch khỏi vị trí lúc đầu, là cơ hội cho nhân nhầy tràn ra ngoài và chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh.
- Gai cột sống: Khi bị xẹp đĩa đệm, cấu trúc sụn khớp và xương bị suy yếu, bào mòn mỏng dần, làm tăng nguy cơ tổn thương đốt sống. Tại thời điểm này, cơ thể sẽ đẩy mạnh quá trình sản xuất canxi và đẩy chúng đến vùng cột sống bị thương tổn. Chính vì vậy, việc lắng đọng canxi quá mức sẽ khiến cột sống hình thành các mỏm gai, chúng chèn ép tới đau rễ thần kinh cột sống gây nên những cơn tê bì, đau nhức.
- Béo phì, thừa cân: Trọng lượng tăng nhanh làm cột sống luôn phải chịu nhiều áp lực để nâng đỡ cơ thể, từ đó khiến cấu trúc đĩa đệm bị yếu dần đi, nguy cơ nứt rách cao và đau hệ thống rễ thần kinh.
- Tai nạn, chấn thương: Tai nạn lao động, tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi thể thao,… khiến xương và đĩa đệm bị nứt rách, tăng nguy cơ bị thoái hoá.
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn thiếu canxi, vitamin, khoáng chất,… trong bữa cơm hàng ngày cũng là một yếu tố nguy cơ làm giảm cấu trúc sụn khớp, giảm độ dẻo dai, đàn hồi của xương.
Đau rễ thần kinh cột sống có nguy hiểm không?
Có thể thấy, đau rễ thần kinh vùng cột sống có nguy cơ biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi do thường xuyên phải gánh chịu cơn đau lưng kéo dài, đau âm ỉ khiến bạn trở nên khó chịu. Nhiều trường hợp bệnh nặng còn xuất hiện các cơn đau lan từ vùng thắt lưng tới hông, đùi cho đến bàn chân và ngón chân.

Đồng thời chân tay cũng bị tê bì, ngứa râm ran, rối loạn cảm giác, sốt, lâu dần có nguy cơ mất khả năng phản xạ, vận động hoặc thậm chí là suy giảm quá trình vận động phối hợp tay chân. Ngoài ra, mọi hoạt động như xoay, cúi, nghiêng người đều trở nên khó khăn, hạn chế. Nếu kéo dài quá lâu rất có thể dẫn tới tình trạng trầm cảm, liệt, teo cơ.
Như vậy, rễ thần kinh bị chèn ép tuy không trực tiếp ảnh hưởng tới tính mạng nhưng lại làm tăng nguy cơ bị tàn phế hoặc liệt vĩnh viễn. Chính vì vậy, người bệnh cần khắc phục và điều trị càng sớm thì khả năng khỏi chèn ép rễ thần kinh càng cao.
Đau rễ thần kinh cột sống phải làm sao?
Sau khi đã phát hiện bản thân mắc chứng đau rễ thần kinh, điều đầu tiên bạn cần làm là hãy bình tĩnh và đặt lịch tại cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nhằm tăng tính hiệu quả cho việc điều trị, các bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán tìm nguyên nhân cũng như hướng chữa bệnh theo các phương pháp dưới đây:
- Điều trị bằng thuốc nội khoa: Đây là phương pháp điều trị cho đa số các đối tượng bị chứng đau rễ thần kinh. Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc gồm thuốc chống viêm không chứa steroid NSAID, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ,…
- Tiêm thuốc steroid: Thuốc sẽ được tiêm trực tiếp vào ngoài màng cứng và khu vực các rễ thần kinh nhằm làm hạn chế các cơn đau nhanh chóng, đồng thời cũng giúp giảm đau và hỗ trợ cải thiện bệnh sớm hơn.
- Vật lý trị liệu: Là phương pháp được hầu hết các bác sĩ khuyên nên áp dụng cho bệnh nhân đau rễ thần kinh cột sống bởi chúng không chỉ giúp ổn định chức năng mà còn trị liệu tình trạng đau của cột sống hiệu quả. Tại giai đoạn bệnh cấp tính, bạn nên thực hiện một sống bài tập vật lý nhằm kéo giãn, căng cơ.
- Can thiệp ngoại khoa: Một khi người bệnh đã áp dụng tất cả những biện pháp điều trị trên mà không có hiệu quả, ngược lại bệnh càng chuyển nặng kèm theo đó là các cơn đau nhức nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khoẻ và cuộc sống hàng ngày. Lúc này, phẫu thuật ngoại khoa sẽ được chỉ định thực hiện. Can thiệp giải phóng dùng trong trường hợp cột sống bị chèn ép gây tổn thương nhiều rễ thần kinh. Bên cạnh đó, phẫu thuật ổn định phần cột sống cũng được tiến hành giúp tăng cường các hoạt động của dây thần kinh và hạn chế sự quay trở lại của tình trạng chèn ép.
Tóm lại, phải khẳng định rằng đau rễ thần kinh cột sống là bệnh lý gây tác động xấu đến sức khoẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động, thậm chí là những di chứng gây tàn phế về sau. Chính vì vậy, nếu phát hiện cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị can thiệp kịp thời nhằm nhanh chóng đẩy lùi bệnh. Chúc bạn mau khỏi bệnh!