Chụp MRI thoát vị đĩa đệm được tiến hành nhằm mô tả và phát hiện chính xác các bất thường ở cột sống. Kỹ thuật này giúp tìm hiểu nguyên nhân, xác định những vấn đề liên quan đến bệnh lý và hỗ trợ quá trình trị liệu cũng như lên kế hoạch ngăn ngừa rủi ro ngoài ý muốn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp chẩn đoán hình ảnh này qua bài viết sau đây.
Chụp MRI thoát vị đĩa đệm có chính xác không?
Chụp MRI (Magnetic Resonance Imaging) hay cộng hưởng từ là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được áp dụng phổ biến để chẩn đoán xác định nhiều chứng bệnh khác nhau, bao gồm thoát vị. Máy chụp MRI sẽ phát ra sóng điện từ tác động tới các tế bào và mô trong cơ thể, kích thích nó phóng ra bức xạ năng lượng. Năng lượng bức xạ đó sẽ được thu lại bởi bộ phận ghi nhận trong máy và chuyển sang dạng hình ảnh.

Hình MRI có thể thể hiện rất rõ tình trạng của toàn bộ ống sống, từ đó giúp chẩn đoán xác định các chấn thương, thoái hóa hoặc khối u khiến đĩa đệm bị thoát vị và gây đau đớn. Chất lượng hình ảnh khi chụp bằng phương pháp này rõ nét hơn rất nhiều lần so với chụp CT hay X – quang. Những trường hợp đau lưng kéo dài nhưng chụp CT hoặc X – quang không rõ, khó xác định bất thường thì nên chụp cộng hưởng từ. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp phát hiện vị trí, số tầng và hình thái thoát vị.
Nhờ các ưu điểm vượt trội trên, chụp MRI được coi là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chính xác và hiện đại nhất trong các kỹ thuật chẩn đoán tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Cách đọc và ý nghĩa MRI thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh thoát vị trên phim chụp MRI
Với đĩa đệm bị thoái hóa, hình ảnh chụp cộng hưởng từ thường rất nhạy cảm. Cụ thể, trên phim chụp cộng hưởng từ ta có thể thấy:
- Đối với đĩa đệm bình thường: Khối nhân nhầy có tín hiệu đồng nhất, phần giữa đĩa đệm có màu trắng vì có nhiều chất lỏng. Màu đen biểu thị vòng sợi đĩa đệm bao quanh phần nhân nhầy, giữa vòng sợi và nhân nhầy có ranh giới rõ ràng.
- Biểu hiện sớm của bệnh: Nhân nhầy đĩa đệm có một vệt màu đen đi ngang qua chia phần nhân nhầy làm hai nửa, điều này phản ánh phần nhân nhầy đang bị mất nước (gọi là khe nhân đĩa đệm), ranh giới giữa vòng sợi và nhân nhầy có chỗ không được rõ nét và thường thấy ở đằng trước.

- Đĩa đệm thoái hóa không rõ ràng: Trên phim chụp ta thấy hình dạng đặc trưng của khối nhân nhầy không rõ rệt do hiện tượng mất nước. Không còn màu trắng đồng nhất của khối nhân nhầy thay vào đó là các đốm tăng tín hiệu có màu trắng.
- Thoái hóa đĩa đệm nặng: Tất cả đĩa đệm biểu thị bằng màu đen, khe gian đốt hẹp lại và chiều cao của đĩa đệm cũng giảm đi. Đĩa đệm có thể bị thoát vị ra đằng trước, đằng sau hoặc vào trong thân đốt sống (thoát vị Schmorl).
Cụ thể, dựa vào hình ảnh MRI thoát vị đĩa đệm từ ta có thể xác định tình trạng đĩa đệm bị thoát vị theo những đặc trưng như sau:
- Các thay đổi sớm của đĩa đệm: Tín hiệu đồng nhất như bình thường không còn (ví dụ như hiển thị các hình ảnh đen trắng không rõ rệt) bên trong khối nhân nhầy đĩa đệm.
- Những thay đổi muộn: Ví dụ như hình ảnh giảm tín hiệu trong khối nhân nhầy (khe nhân đĩa đệm xuất hiện), ranh giới phân biệt xòng xơ và khối nhân nhầy mất đi. Những thay đổi muộn tại đĩa đệm thoái hóa nặng nề hơn có thể kéo theo hiện tượng xẹp đĩa đệm hoặc lồi đĩa đệm, chiều cao của đĩa đệm sẽ khác so với bình thường.
- Các gai xương hình thành: Thường gặp ở giai đoạn muộn của bệnh và có thể tiến triển thành hẹp ống sống.
Đối với những thay đổi sớm tại đĩa đệm, hình ảnh chụp CT và X – quang bình thường sẽ không nhạy. Vì vậy, chụp MRI thoát vị đĩa đệm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được ưu tiên trong quá trình xác định và đề ra kế hoặc chữa trị bệnh.
>>> Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Các phương pháp phẫu thuật tốt nhất hiện nay
Thoát vị ở bệnh nhân trẻ tuổi
Hình ảnh cộng hưởng từ ở nhóm người trẻ có thể quan sát thấy cột sống thắt lưng bị ra sau ở khu vực thân đốt sống lưng L4, có hình ảnh gai đốt nhỏ. Khi chụp trong tư thế nghiêng, ta có thể quan sát thấy mặt cắt dọc đĩa đệm cong ra sau. Các gai xương nhỏ cũng xuất hiện dọc theo phía sau đĩa đệm bị thương tổn. Mô xương dưới sụn của thân đốt sống có dấu hiệu tăng tín hiệu biểu thị thương tổn ở phần mô xương này.
Hình ảnh chụp MRI cũng giúp phát hiện tình trạng vòng sợi đĩa đệm bị rách. Rách vòng sợi là hệ quả của chứng thoát vị đĩa đệm. Các kiểu rách vòng sợi bao gồm: rách lan tỏa, rách dọc và rách viền chu vi. Trong đó, rách lan tỏa là dấu hiệu rất quan trọng vì chúng gây ra cơn đau tại thắt lưng và cũng là triệu chứng điển hình của bệnh.
Rách vòng sợi cũng là phát hiện hàng đầu trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán xác định hiện tượng bệnh. Mặc dù vậy, những thay đổi đó có thể diễn ra trong nhiều năm mà không gây ra các biểu hiện lâm sàng hay gây ra các cơn đau bán cấp hoặc cấp tính.
Chụp cộng hưởng từ chẩn đoán thoát vị cũng là công nghệ sử dụng trong nghiên cứu hình ảnh nhằm hỗ trợ tìm ra các phương pháp trị liệu thích hợp. Hình chụp MRI còn hỗ trợ kiểm tra rễ thần kinh và đĩa đệm cột sống. Bên cạnh đó, hình ảnh chụp MRI cũng giúp bác sỹ xác định hiện tượng nhiễm trùng cột sống.
Chụp MRI thoát vị đĩa đệm là phương pháp tốt nhất giúp chẩn đoán xác định và đưa ra kế hoạch trị liệu phù hợp. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn và hạn chế phát sinh rủi ro, bệnh nhân cần trao đổi cùng bác sỹ chuyên khoa để hướng chỉ dẫn cụ thể. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn và giải đáp được thắc mắc về phương pháp chụp MRI này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.