Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc được coi là sự đột phá của ngành y khoa trong chữa trị thoát vị. Phương pháp này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, mang đến hiệu quả cao. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu hơn về phương pháp chữa thoát vị bằng tế bào gốc.
Tìm hiểu về tế bào gốc

Cơ thể sống của con người đều được tạo nên từ nhiều tế bào kết hợp với nhau. Tế bào gốc là tế bào còn chưa phát triển hết, có khả năng biến đổi thành một dạng tế bào mới với các chức năng cụ thể trong cơ thể. Nói một cách đơn giản, tế bào gốc là các tế bào có khả năng tái tạo thành các loại tế bào mới, giúp cấu tạo nên các mô hoặc các bộ phận đã bị thoái hóa, tổn thương.
Ngày nay, việc ứng dụng tế bào gốc trong chữa trị bệnh ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Cơ thế tái tạo của tế bào gốc giúp khôi phục lại nhiều cơ quan bị thương tổn, tạo ra những đột phá mới trong công cuộc chữa các căn bệnh nguy hiểm. Việc dùng tế bào gốc được đánh giá là khá an toàn, có độ tương thích cao nên không gây ra nhiều tác dụng phụ.
Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc
Ngày nay, việc ứng dụng tế bào gốc để chữa trị bệnh được đánh giá là một trong những phương pháp đem đến hiệu quả tốt. Dưới đây là một số thông tin người bệnh cần nắm được về cách thức điều trị mới mẻ này.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc là gì?
Chữa bệnh bằng tế bào gốc là việc sử dụng tế bào gốc khỏe mạnh từ chính cơ thể của người bệnh vào đĩa đệm bị thoát vị. Trong điều kiện thuận lợi, các tế bào gốc này sẽ phát triển thành các tế bào mới, khôi phục mô, lượng nhân nhầy bị thoát vị ra ngoài để hồi phục đĩa đệm bị tổn thương. Sau khi được đưa vào cơ thể, tế bào gốc sẽ giúp tái tạo lại đĩa đệm cột sống, giảm đi các triệu chứng đau nhức, cải thiện các hoạt động cho người bệnh.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc có tốt không?
Chữa bệnh bằng tế bào gốc được đánh giá là phương pháp có nhiều ưu điểm vượt bậc so với các biện pháp chữa trị xương khớp xưa nay. Việc sử dụng tế bào gốc nếu phù hợp và đạt tiêu chuẩn sẽ giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng, ít gây ra những biến chứng nguy hiểm như phẫu thuật thông thường. Trong quá trình thực hiện, người bệnh cũng không phải chịu nhiều đau đớn do phương pháp này không xâm lấn nhiều. Hiện nay, việc dùng tế bào gốc không chỉ sử dụng cho người bệnh mà còn ứng dụng với nhiều căn bệnh về xương khớp khác.
Đối tượng nào nên chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc
Trên thực tế, không phải bất cứ bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng phương pháp chữa trị bằng tế bào gốc. Dưới đây là một số trường hợp nên chữa bệnh bằng tế bào gốc:
- Bệnh nhân bị rách bao xơ đĩa đệm hay rách vòng xơ đĩa đệm. Tình trạng này gây cản trở cho quá trình vận động, khiến người bệnh đau nhức không dứt.
- Các khối nhân nhầy thoát ra bên ngoài, chèn ép lên dây thần kinh hoặc tủy sống của người bệnh.
- Bệnh nhân bị thoát vị lâu ngày nhưng áp dụng các biện pháp chữa trị bảo tồn không đem đến hiệu quả.
Ngoài các trường hợp được khuyến khích ứng dụng phương pháp chữa trị bằng tế bào gốc, vẫn có những trường hợp không nên cấy tế bào gốc chữa thoát vị đĩa đệm:
- Bệnh nhân bị thoát vị có dây thần kinh ở dạng xoắn vặn, không thuận lợi cho việc tiêm tế bào gốc.
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý như đái tháo đường, cao huyết áp dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu đưa tế bào gốc vào cơ thể.
>>> Xem thêm: Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm có hại không? Quy trình thực hiện
Quy trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc
Phương pháp chữa trị bệnh bằng tế bào gốc trải qua nhiều bước với sự chính xác tuyệt đối, đòi hỏi kỹ thuật cao. Tế bào gốc được tiêm vào vùng đĩa đệm tổn thương được lấy từ chính cơ thể của người bệnh để đảm bảo độ tương thích cao nhất. Quy trình này về cơ bản được tiến hành theo các bước dưới đây:

Bước 1: Các chuyên gia tiến hành thu thập tế bào gốc từ chính cơ thể của người bệnh. Các tế bào gốc này được lấy từ các mô mỡ với các bước sàng lọc kỹ càng để chọn ra các tế bào có thể phát triển tốt nhất.
Bước 2: Người bệnh sẽ được tiến hành lấy mẫu tủy xương bằng cách hút tủy xương từ đỉnh xương chậu. Cách thức này sẽ giúp chiết tách tế bào gốc phù hợp để nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Thủ thuật được thực hiện hạn chế tối đa sự xâm lấn, ít gây đau đớn cho người bệnh.
Bước 3: Ở bước tiếp theo sau khi đã lấy mẫu, các chuyên gia sẽ tiến hành chiết tế bào gốc và đem nuôi cấy trong phòng thí nghiệm với môi trường đủ điều kiện tiêu chuẩn.
Bước 4: Sau khi nuôi cấy trong khoảng 1 tuần, các tế bào gốc phát triển đến một mức độ ổn định sẽ được tiến hành đưa vào cơ thể. Vùng đĩa đệm tổn thương sẽ được bơm tế bào gốc trực tiếp, giúp tái tạo lại các mô bị thoái hóa hay rách do thoát vị đĩa đệm.
Bước 5: Sau quá trình tiêm tế bào gốc vào đĩa đệm, bệnh nhân sẽ được chăm sóc và theo dõi kỹ càng tiến triển của bệnh.
Thông thường, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn kéo dài trong khoảng 3 tuần đầu. Các cơn đau sẽ giảm dần và đĩa đệm được hồi phục sau khoảng 3 tháng khi đã tiêm tế bào gốc.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cơ bản về phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc. Hy vọng trong tương lai gần, việc ứng dụng tế bào gốc sẽ được ứng dụng rộng rãi hơn để giảm bớt nỗi lo về căn bệnh nguy hiểm này. Nếu có nguyện vọng sử dụng pháp pháp này, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với các chuyên gia y tế để nhận được lời khuyên chi tiết.