Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần chính là một cách thức chữa trị ít xâm lấn, ít biến chứng cho bệnh nhân và đồng thời mang đến hiệu quả cực cao. Theo đó phương pháp này sẽ dùng loại sóng tần số cao tạo áp lực cho đĩa đệm để giảm căng thẳng và kéo nhân nhầy quay lại đúng vị trí như ban đầu để giúp giảm đau, giải nén mạch máu và dây thần kinh. Vậy cụ thể cách chữa trị này diễn ra như thế nào, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay nhé!
Ưu nhược điểm của chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần thực chất là việc sử dụng một loại sóng tần số cao từ 200 – 1200 MHz kết hợp cùng nguồn nhiệt khoảng 40 – 70°C để giúp giảm áp lực trong đĩa đệm và đồng thời đưa phần nhân nhầy trở lại đúng chỗ. Từ đó giảm đau, giảm tổn thương, giảm sự chèn ép khó chịu lên dây thần kinh và kích thích tăng tiết dịch của nhân nhầy để đảm bảo cho hệ cột sống hoạt động trơn tru nhất có thể.
Thực tế phương pháp này đã được đưa vào ứng dụng trong chữa trị từ những năm 1995 và đến nay vẫn được đánh giá cao vì có hiệu quả lên đến 80 – 90%, phù hợp cho các đối tượng có địa đệm bị tổn thương nhẹ chưa vượt 30% đường kính ống sống và bao xơ chưa bị rách. Tuy nhiên trước khi chữa thoát vị bằng sóng cao tần sở thì người bệnh cũng cần biết những ưu và nhược điểm sau để có lựa chọn phù hợp:

Ưu điểm của chữa thoát vị bằng sóng cao tần
- Ít gây ra đau đớn khi thực hiện
- Hiệu quả chữa trị cao
- Bệnh nhân sẽ sớm hồi phục lại chức năng hoạt động và sinh hoạt như bình thường
- Thời gian chữa trị nhanh chóng và không gây ảnh hưởng xấu đến tổng thể sức khỏe
- Cho độ an toàn cực cao
Nhược điểm của chữa thoát vị bằng sóng cao tần
Ngoài những ưu điểm nổi bật kể trên thì chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần còn tồn tại một vài nhược điểm nhưng không đáng kể sau:
- Chi phí thực hiện chữa trị cao
- Có ít những cơ sở triển khai thực hiện chữa trị
- Đối tượng chữa trị hạn chế vì còn phải căn cứ vào tình trạng, mức độ, cơ địa, khả năng chi trả,…
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Cũng giống như các cách chữa trị khác thì quá trình chữa thoát vị với sóng cao tần cũng phải trải qua từng bước một. Bắt đầu từ khám lâm sàng cho đến phân tích đánh giá về mức độ tổn thương nặng hay nhẹ, tiến hành chữa trị và cuối cùng là theo dõi tiến triển.
Bên cạnh đó bệnh nhân còn phải liệt kê đầy đủ danh sách những loại thuốc đã và đang uống. Với trường hợp có dùng thuốc Aspirin hoặc thuốc giúp chống loãng máu thì cần phải dừng uống một vài ngày. Các bước chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần được thực hiện cụ thể như sau:
- Bước 1: Người bệnh được bác sĩ hướng dẫn cách nằm ở bàn X-quang
- Bước 2: Sau đó bác sĩ thực hiện sẽ gây tê toàn bộ cơ thể trước khi bắt đầu chữa trị. Công việc này là cần thiết để cho bệnh nhân để họ không còn cảm thấy khó chịu, đau nhức và thuận lợi cho quá trình bác sĩ thực hiện.
- Bước 3: Sử dụng cây kim để đưa sóng cao tần và trong đĩa đệm đang bị tổn thương với một bước sóng an toàn, phù hợp.
- Bước 4: Cuối cùng bác sĩ sẽ dùng nguồn điện từ 40 – 70°C để đưa vào đĩa đệm cùng sóng cao tần nhằm giảm đi áp lực ở bên trong, đưa nhân nhầy quay trở lại vị trí cũ.

Quá trình chữa trị kết thúc thì bác sĩ yêu cầu bệnh nhân ở lại bệnh viện trong vòng 5 – 6h hoặc ở nội trú một vài ngày để theo dõi sức khỏe và phát hiện sớm những triệu chứng phát sinh do thu thuật gây nên. Nếu như không có bất kỳ bất thường nào thì bệnh nhân được ra về và thực hiện chăm sóc sức khỏe tại nhà theo hướng dẫn.
Khi nghỉ dưỡng tại nhà thì tránh việc đi lại nhiều, vận động mạnh hay ngồi quá lâu vì nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả chữa trị. Bên cạnh đó người bệnh cũng nên tập luyện một vài bài tập nhẹ nhàng để cấu trúc cột sống ổn định, chức năng vận động được cải thiện.
>>> Xem thêm: Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser có hiệu quả không? Quy trình thực hiện và chi phí
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần ở đâu tốt?
Vì đây còn là một phương pháp khá mẻ và ít người biết đến nên hiện nay có ít đơn vị đầu tư các thiết bị y tế và máy móc để thực hiện triển khai chữa trị. Chủ yếu chỉ có những bệnh viện có riêng chuyên khoa về cơ xương khớp trực thuộc Trung ương mà thôi. Nếu như bạn đang có ý định chữa trị bệnh của mình bằng hình thức sóng cao tần thì hãy liên hệ trước để biết thông tin chính xác, tránh gián đoạn đến công việc.
Sau đó là danh sách các bệnh viện lớn hạng I tại khu vực Hà Nội và TP. HCM hiện đang tiếp nhận thăm khám và chữa trị bệnh thoát vị địa đệm cho mọi người bằng phương pháp sóng cao tần mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn.
Tại khu vực TP. Hà Nội
- Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, TP. Hà Nội.
- Khoa Nội thần kinh – Bệnh viện Quân đội TW 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
- Khoa Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Việt Đức: Số 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
- Khoa Nội thần kinh A4 – Bệnh viện Quân y 103: Số 261 Phùng Hưng, Văn Quán, Hà Đông, TP. Hà Nội.
Tại khu vực TP. HCM:
- Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Chợ Rẫy: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, P12, Q5, TP. HCM.
- Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Nhân dân 115: Số 527 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10, TP. HCM.
- Khoa Cột sống A – BV Chấn thương chỉnh hình TP. HCM: Số 929 Trần Hưng Đạo, P1, Q5, TP. HCM.
Dù chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần có mang đến hiệu quả cao, ít biến chứng và ít xâm lấn nhưng chúng lại có chi phí chữa trị cao nên không phải bất cứ bệnh nhân nào cũng có khả năng chi trả. Do vậy tốt hơn hết là bệnh nhân hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn được phương pháp chữa trị phù hợp, an toàn và nhanh chóng nhất. Chúc bạn mau khỏe để sớm trở lại với công việc.