Để giảm tình trạng đau nhức do gai cột sống gây ra, nhiều người bệnh áp dụng các cây thuốc nam tại nhà. Điển hình trong đó có thể kể đến như cây đinh lăng, cây chìa vôi, xấu hổ… Vậy cây thuốc Nam trị gai cột sống có tốt không? Hiệu quả thực tế của phương pháp này ra sao? Cùng tìm hiểu cụ thể về vấn đề này trong bài viết dưới đây!
Trị gai cột sống bằng thuốc nam có hiệu quả không?
Gai cột sống là một dạng bệnh lý xương khớp cột sống mãn tính. Gai xương hình thành do sự lắng đọng của canxi chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh xung quanh trực tiếp gây ra các cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh. Các cơn đau có thể kéo dài âm ỉ hoặc diễn ra dữ dội kèm theo tình trạng tê bì, co cứng ở các chi khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

Để đẩy lùi bệnh, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra, nhiều người áp cây thuốc nam trị bệnh. Các bài thuốc Nam được đánh giá cao về tính an toàn do chủ yếu sử dụng dược liệu tự nhiên. Còn về hiệu quả của thuốc Nam, các bác sĩ nhận định thuốc có công dụng tốt trong với những trường hợp bệnh nhẹ. Trong đó, cây thuốc sẽ tác động:
- Giảm đau: Thành phần hoạt chất của thuốc Nam trị gai cột sống hầu hết hướng đến mục tiêu giảm đau. Sau một thời gian kiên trì sử dụng, các cơn đau sẽ được cải thiện rõ rệt.
- Tăng cường dưỡng chất: Một số thành phần của cây thuốc Nam có chứa các hoạt chất dinh dưỡng tự nhiên bổ sung cho cơ thể. Từ đó, tốc độ phục hồi vùng cột sống được đẩy nhanh hơn.
- Ngăn ngừa gai xương phát triển: Trong quá trình sử dụng thuốc Nam điều trị, gai xương sẽ không phát triển thêm. Tình trạng chèn ép dây thần kinh được cải thiện.
Như đã nhấn mạnh, thuốc Nam chỉ có hiệu quả với các trường hợp bệnh nhẹ. Thêm vào đó, do thành phần hoạt tính đơn lẻ nên thuốc không thể đẩy lùi gai cột sống tận gốc, điều trị dứt điểm căn nguyên gây bệnh. Người bệnh nặng không nên sử dụng cách chữa này tại nhà mà nên khám và điều trị theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ.
Cây thuốc Nam trị gai cột sống
Cây đinh lăng chữa gai cột cột sống
Cây đinh lăng là một trong cây thuốc nam trị gai cột sống được dân gian sử dụng phổ biến. Tên gọi khác của loại cây này là Nam dương sâm hay cây gỏi cá. Theo sách Y học cổ truyền ghi chép lại, cây đinh lăng có tính mát, vị ngọt, hơi đắng. Người bệnh sử dụng có tác dụng tốt trong việc bồi bổ khí huyết, thông huyết mạch và giảm tình trạng đau nhức.
Ngoài ra, dân gian còn sử dụng cây đinh lăng trong điều trị một số bệnh lý đau lưng, tê bì do thoái hóa cột sống hoặc gai xương cột sống gây ra. Tận dụng lá đinh lăng, người bệnh có thể hỗ trợ cải thiện một số vấn đề xảy ra do ảnh hưởng của bệnh như rối loạn tiểu tiện, suy nhược cơ thể.
Bạn có thể chữa gai cột sống bằng cây đinh lăng theo hướng dẫn sau đây:
- Dùng độc vị: Cách dùng này phổ biến và dễ làm nhất. Trong đó, người bệnh sử dụng 20g rễ cây đinh lăng rửa sạch và thái mỏng. Đinh lăng đã thái đem sao khô vàng, tiếp tục cho vào nồi cùng 500ml nước lọc. Sau 30 phút, bạn tắt bếp và gạn lấy phần nước chia thành 3 phần uống trong ngày. Nên duy trì cách chữa trong nhiều ngày để đạt được hiệu quả tích cực.
- Dùng kết hợp với các loại thảo dược khác: Người bệnh chuẩn bị 12g rễ cây đinh lăng cùng 8g mỗi loại sơn thục, giao đằng, huyết rồng, ma mãnh thảo, ngưu tất nam, 4g mỗi loại quế chi, trần bì. Cho tất cả nguyên liệu vào ấm sắc cùng với 1 lít nước. Sau 1 tiếng thì tắt bếp và gạn lấy nước bỏ bã. Phần nước thuốc thu được chia làm 3 lần uống trong ngày. Bạn nên duy trì uống 10 ngày liên tục để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cây chìa vôi trị gai cột sống
Thành phần của cây chìa vôi có chứa nhiều hoạt chất như Vitamin C, axit amin, Phenolic, Caroten có tác dụng giảm đau, tiêu độc, lưu thông máu, kiểm soát viêm hiệu quả. Do vậy, dân gian dùng chìa vôi để cải thiện triệu chứng do bệnh gây ra. Bạn có thể sử dụng cây chìa vôi để chữa bệnh theo chỉ dẫn cụ thể như sau:

- Chuẩn bị nguyên liệu: 30g lá chìa vôi, 20 thổ ngưu tất, chùm gửi, thích hiện và rễ cây xấu hổ
- Rửa sạch các loại thảo dược trên và để ráo nước
- Sau khi ráo, cho thảo dược vào ấm cùng 2 lít nước lọc
- Đun sôi trong 20 phút thì tắt bếp
- Gạn phần nước thuốc và sử dụng thành 3 lần trong ngày
Liều lượng được nêu trên là của 1 ngày. Bạn phải sắc thang thuốc mới trong ngày hôm sau để đảm bảo hiệu quả. Ngoài ra, kinh nghiệm dân gian cho thấy việc uống thuốc khi còn ấm có hiệu quả giảm đau tốt hơn.
Ngoài kết hợp với các vị thuốc, người bệnh có thể dùng độc vị cây chìa vôi. Bạn thái nhỏ và hãm như trà và sử dụng hàng ngày. Cách làm này đơn giản và đỡ tốn thời gian hơn so với việc hàng ngày phải đun sắc.
Cây xấu hổ chữa gai cột sống
Cây xấu hổ hay cây mắc cỡ là một loại thuốc Nam trị gai cột sống phổ biến. Nghiên cứu hiện đại đều chỉ ra, cây xấu hổ có chứa các hoạt chất như Alkaloid, axit amin, Flavonoid có tác dụng giảm đau, chống viêm, tăng cường tuần hoàn máu. Quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra tốt hơn.
Y học cổ truyền nhận định, xấu hổ là thảo dược có tính hàn, ít độc. Thảo dược giúp an toàn, dịu cơn đau, viêm và các chấn thương bên ngoài tốt. Người bệnh có thể sử dụng để chữa bệnh theo hướng dẫn cụ thể sau đây:
- Bài thuốc uống cây xấu hổ: 20g rễ cây xấu hổ sau khi rửa sạch, thái nhỏ sẽ đun cùng 1,5 lít nước. Sau 20 phút, bạn gạn lấy nước thuốc và uống hết trong ngày. Uống thuốc đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm thì dừng.
- Kết hợp xấu hổ và cây đinh lăng, lá lốt: Chuẩn bị đinh lăng, lá lốt và xấu hổ mỗi thảo dược 50g. Sau khi rửa sạch, bạn đem thái nhỏ và cho và ấm sắc cùng 1,5 lít nước lọc. Đun đến khi cạn một nửa thì gạn lấy nước thuốc uống hết ngày. Duy trì liên tục trong 7 ngày để có kết quả điều trị tốt nhất.
Cây từ bi trị gai cột sống
Cây từ bi hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến hơn là cây cúc tần hay đại ngải. Đây là vị thuốc mọc hoang, thường được dùng làm hàng rào, có vị đắng, màu lục xám. Thành phần hoạt chất của cây từ bi có hiệu quả giảm đau, cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Do đó, thảo dược được ứng dụng để điều trị bệnh.
Bạn thực hiện bài thuốc theo chỉ dẫn cụ thể như sau:
- Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nắm lá cây từ bi, 10ml rượu trắng
- Rửa sạch lá cây từ bi và để ráo nước
- Giã nát lá từ bi, sau đó mang trộn lẫn với rượu trắng
- Cho vào chảo sao nóng trong 5 -7 phút
- Đổ hỗn hợp ra tấm vải mỏng, sau đó thực hiện chườm lên vị trí bị bệnh
- Chườm từ 15 đến 20 phút có thể dừng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý đến nhiệt độ trong quá trình chườm. Chườm quá nóng sẽ khiến bạn bị bỏng. Nếu thảo dược đã nguội có thể khiến thuốc giảm tác dụng.
Ngoài cách dùng trên, bạn có thể giã nát lá cây từ bi cùng với muối hạt. Sau khi sao nóng thì thực hiện chườm như trên đảm giảm đau nhức do bệnh gây ra.
Trên đây là tổng hợp thông tin của chúng tôi giải đáp cho bạn đọc về vấn đề cây thuốc nam trị gai cột sống có hiệu quả không. Hy vọng các thông tin trong bài viết hữu ích với bạn và người thân.