Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ có thể giúp bệnh nhân giảm cảm giác đau nhức, mệt mỏi, co cơ do nhân nhầy thoát ra ngoài. Để tìm hiểu phương thức điều trị này như thế nào thì bạn hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm
Đây là một bệnh lý xương khớp mà nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép lên các dây thần kinh. Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau có công dụng điều trị bệnh như phẫu thuật, uống thuốc Tây y, thuốc Đông y. Bên cạnh đó, hiện nay có một phương thức điều trị bệnh bảo tồn không xâm lấn được nhiều người lựa chọn đó là cấy chỉ.
Cấy chỉ thoát vị đĩa đệm là cách điều trị sử dụng loại chỉ tự tiêu hay còn gọi là catgut đưa vào bên trong các huyệt đạo. Phương pháp này có tác dụng tăng tuần hoàn lưu thông máu, giảm đau nhức, mệt mỏi và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.

Trên thực tế, cấy chỉ là phương thức được cải tiến và phát triển dựa trên kỹ thuật châm cứu cổ truyền. Các loại chỉ catgut được đưa vào huyệt đạo có tác dụng tăng cường chất dinh dưỡng và tuần hoàn màu chỗ vùng đau nhức. Từ đó giúp giảm triệu chứng do bệnh gây ra và giúp người bệnh vận động lại bình thường.
Cấy chỉ thường được chuyên gia chỉ định thực hiện cho hầu hết các đối tượng bệnh. Trong đó phổ biến nhất là người bị thoát vị ở mức độ nhẹ đến vừa và không bị chèn ép các dây thần kinh.
Phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm
Phương pháp cấy chỉ được thực hiện bằng cách xác định các huyệt đạo tương tự như châm cứu bấm huyệt. Tùy vào tình trạng người bệnh, cơ địa mà bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật khác nhau.
Huyệt đạo cần cấy chỉ
Các huyệt đạo thường được chỉ định để cấy chỉ chữa thoát vị bao gồm:
- Nếu bệnh chèn ép thần kinh và mạch máu thì bác sĩ sẽ cấy chỉnh vào các huyệt đạo như đại trường du, giáp tích, thận du… Tác dụng vào các huyệt đạo này có công dụng giảm đau nhức, tăng cường đưa chất dinh dưỡng đi nuôi các vùng xương khớp bị tổn thương.
- Nếu thoát vị đĩa đệm gây đè nén dây thần kinh tọa mặt ngoài chân thì bác sĩ sẽ cấy chỉ lên các huyệt đạo như huyệt hoàn khiêu, huyệt dương lăng tuyền, huyệt tuyệt cốt, huyệt phong thị.
- Nếu bệnh đè nén lên dây thần kinh mặt đùi sau và khu vực bàn chân thì bác sĩ sẽ cấy chỉ lên một số huyệt đạo như huyệt trật biên, huyệt côn lôn, huyệt ân môn, huyệt thừa phù.
Mỗi lần, người bệnh sẽ được cấy chỉ vào 10 đến 15 huyệt đạo, 2 tuần người bệnh sẽ cấy chỉ một lần. Tùy vào trường hợp bệnh mắc phải mà liệu trình cấy chỉ có thể kéo dài từ 3 đến 5 đợt.
Quy trình áp dụng phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm
Trước khi tiến hành cấy chỉ, người bệnh cần chuẩn bị một số điều như sau:
- Bạn tắm sạch trước khi thực hiện khoảng 4 – 5 tiếng và không được vận động gây đổ mồ hôi.
- Tuyệt đối không tiếp xúc với chất độc, nơi ô nhiễm, hóa chất hoặc uống rượu bia, cà phê và sử dụng các chất kích thích khác trước khi cấy chỉ.
- Tạo một tâm trạng thoải mái, loại bỏ mệt mỏi, lo âu căng thẳng.
- Lựa chọn quần áo thoải mái, rộng rãi để thuận tiện cho việc cấy chỉ.

Quá trình cấy chỉ được thực hiện như sau:
- Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành sát trùng các huyệt đạo và phủ săng mổ vải có lỗ lên các huyệt đạo.
- Chỉ catgut được cắt thành từng đoạn ngắn vừa đủ khoảng 2cm. Các chỉ này sẽ được xuyên vào các kim dùng để cấy chỉ chuyên dụng.
- Kim cấy chỉ sẽ được đưa từ từ vào da đi vào các huyệt đạo và có độ sâu khoảng 1 đến 3cm.
- Kim cấy chỉ sẽ được lấy ra nhẹ nhàng từ từ và chỉ catgut vẫn còn nằm lại trong huyệt đạo.
Sau khi cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm, bạn thực hiện một số điều như sau:
- Không được chạm nước vào khu vực cấy chỉ sau khi thực hiện từ 12 – 24 tiếng.
- Không được vận động quá mạnh hoặc làm việc quá sức sau khi cấy chỉ.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể như các loại rau xanh, trái cây, các loại cá, hải sản… Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia, uống các loại nước ngọt gây hại cho sức khỏe.
- Nếu có dấu hiệu gì khác thường sau khi cấy chỉ thì người bệnh cần đến bệnh viện để được hỗ trợ tốt nhất.
>>> Xem thêm: Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm có hại không? Quy trình thực hiện
Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm có an toàn không?
Chữa thoát vị bằng phương pháp cấy chỉ giúp người bệnh giảm đau nhức, không xâm lấn và tiết kiệm chi phí điều trị. Nếu áp dụng cấy chỉ đều đặn thì quá trình tuần hoàn máu tại cơ thể trở nên dễ dàng hơn và chữa lành các tổn thương ở cột sống lưng, cột sống cổ. Từ đó giúp giảm áp lực đè nén lên các dây thần kinh.
Tuy nhiên, cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm chỉ mang lại hiệu quả điều trị tạm thời mà không thể điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ khi thực hiện phương pháp này như chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, dị ứng…
Hơn nữa, cấy chỉ không nên áp dụng cho một số trường hợp như phụ nữ có thai, người mắc bệnh tiểu đường, bị sốt, cao huyết áp hoặc bị dị ứng với chỉ tự tiêu. Do vậy, để biết tình trạng bệnh của mình có thích hợp cấy chỉ hay không thì người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám.
Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm giá bao nhiêu?
Chi phí cấy chỉ chữa thoát vị tương đối rẻ dao động từ 100.000 – 200.000 cho một lần thực hiện. Hiện nay, bạn có thể cấy chỉ ở các bệnh viện y học cổ truyền hoặc phòng khám Đông y. Bạn lưu ý lựa chọn các địa chỉ uy tín, có bác sĩ giỏi và tay nghề cao để thực hiện.
Trên đây là các thông tin về chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ. Mặc dù cách điều trị này giúp giảm triệu chứng hiệu quả nhưng bệnh nhân vẫn nên đến bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn có nên thực hiện hay không.